Tiểu Luận Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LỜI MỞ ĐẦU
    Theo quan điểm cổ đại:“ Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ng­ười về thế giới; về vị trí, vai trò của con ng­ười trong thế giới ấy”
    Quan niệm macxit cho rằng: "Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con ng­ười đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và t­ư duy".
    Xét về chức năng, triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.

    Trên cơ sở chức năng đó, triết học có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội vì nó là cơ sở của phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học nghiên cứu và quản lý kinh tế. Tuy nhiên do lịch sử phát triển của triết học rất đa dạng và phong phú nên cũng hình thành ra nhiều trường phái, nhiều quan điểm, lập trường nhưng tựu chung lại có thể phân ra làm hai dòng triết học lớn là triết học phương Đông và triết học phương Tây.
    Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
    Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật. Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
    Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước. Còn triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữ lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
    Chính vì những điểm khác nhau đó mà sự phát triển về khoa học nghiên cứu và quản lý kinh tế ở phương Tây có sự phát triển khá rực rỡ, nhiều khái niệm, nhiều học thuyết được hình thành và được ứng dụng phát triển trong thực tiễn. Trong khi đó ở phương Đông, do chi phối bởi tư tưởng trên nên mà các ngành khoa học không mấy phát triển.
    Mặc dù không có những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực nghiên cứu và quản lý kinh tế trên góc độ các học thuyết khoa học, học thuyết kinh tế quản lý, nhưng những tư tưởng của triết học phương Đông vẫn có những giá trị to lớn trên góc độ tác động đến con người mà hiện nay chúng ta thấy vài trò của nó ngày càng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân.
    Nội dung bài tiểu luận này sẽ làm rõ hơn những giá trị của triết học phương Đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế qua một số hoạt động thực tiễn hiện hữu của doanh nghiệp, doanh nhân như:
    - Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh và lựa chọn cán bộ, lãnh đạo cấp cao.
    - Tư tưởng Đức trị trong quản lý cán bộ
    - Tư tưởng Pháp trị trong điều hành doanh nghiệp
    - Chữ “ Tín” trong quan hệ kinh doanh .
    - Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...