Chuyên Đề Những giá trị bền vững trong học thuyết giá trị thặng dư của c.mác

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ :
    NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG
    TRONG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC

    LÝ DO CẦN PHẢI XEM XÉT LẠI HỌC THUYẾT GTTD CỦA C.MÁC
    Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ
    Những lý luận của Marx trước đây là đúng, cho tới bây giờ vẫn còn nguyên ý nghĩa, chẳng hạn như quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất,
    Những lý luận của Marx trước đây là đúng nhưng được nhận thức sai (cứng nhắc), làm sai, chẳng hạn như chế độ công hữu, quốc hữu hóa được hiểu một cách tuyệt đối, kế hoạch hóa tập trung được hiểu một cách máy móc.
    Những lý luận của Marx trước đây là đúng, phù hợp với thực tiễn bấy giờ, nhưng cần phải bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hiện tại, như lý luận giá trị lao động, vấn đề bóc lột sức lao động làm thuê.
    Nhận thức về sự bền vững và khả năng phát triển của học thuyết kinh tế của marxist là một vấn đề quan trọng hiện nay, nhất là khi mà các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đang ra sức chống phá quan điểm và tư tưởng của Đảng ta.

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA C.MÁC:
    1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
    - CM khoa học – kĩ thuật ở Anh
    - CNTB phát triển
    - Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
    - Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên gay gắt
    - Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cần có vũ khí lý luận đẫn đường
    ( CN Mác ra đời

    1.2. Tiền đề tư tưởng
    Kế thừa di sản tư tưởng tiên tiến vào thế kỷ 19:
    Chủ nghĩa xã hội không Triết học cổ điển Đức: Kant, Hegel
    Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: A. Smith, D.Ricardo
    Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Xanh – xi – mong, O-oen, Phu-ri-ê

    1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên
    - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
    - Thuyết tiến hoá
    - Thuyết tế bào

    II. Sự hình thành học thuyết giá trị thặng dư qua các tác phẩm của C.Mác

    1. Tư tưởng trong các tác phẩm thời kỳ những năm 40 của thế kỷ XIX:
    Marx đã xây dựng học thuyết kinh tế của mình trên cơ sở phê phán các nhà kinh tế chính trị học trước Marx (từ William Petty đến D.Ricardo).
    Marx đã viết “Bản thảo triết học” (1844). Cùng với Engels, Marx đã viết “Gia đình thần thánh” và “Hệ tư tưởng Đức” (1845, 1846). Tư tưởng chủ đạo của 3 tác phẩm này là chủ nghĩa tư bản đã tự tạo ra những nhân tố phủ định mình, đó là: lực lượng sản xuất phát triển và giai cấp vô sản tiên tiến, cách mạng vô sản sẽ tất yếu thay thế xã hội tư bản bằng một xã hội mới.
    Năm 1847 Marx xuất bản tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản”. Trong tác phẩm, Marx đã nêu ra định nghĩa chính xác về tư bản, phân tích ảnh hưởng của tích lũy tư bản đối với giai cấp công nhân (bần cùng hóa tuyệt đối và tương đối).
    Cuối năm 1847, Marx viết “Sự khốn cùng của triết học” đã định nghĩa rõ về hàng hóa, tiền tệ, tư bản.
    Năm 1848 Marx và Engels viết tác phẩm nổi tiếng “Tuyên ngôn của ĐCS”, với những nguyên lý quan trọng.
    Marx đã đưa ra luận điểm đấu tranh giai cấp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp: đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Trong thời kỳ này, Marx vẫn chưa phân biệt được lao động và sức lao động, do đó Marx chưa giải thích được giá trị thặng dư.
    2. Tư tưởng trong các tác phẩm thời kỳ từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XIX:
    a. Những năm 50 của thế kỷ XIX
    Bản thảo 1857 - 1858: Marx đã chỉ ra đối tượng của chính trị kinh tế học là quan hệ sản xuất. Marx đã định nghĩa về chế độ sở hữu, tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Marx đã nói đến các nguyên lý về tiền tệ, tư bản, các hình thức của giá trị thặng dư, sự lệ thuộc hình thức và thực tế giữa tư bản và lao động. Marx cũng đã nghiên cứu vấn đề thất nghiệp: sự hình thành đội hậu bị công nghiệp, tích lũy tư bản. Marx cũng đề cập đến vấn đề tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, lợi nhuận bình quân, địa tô (quyển 2, quyển 3).
    Sau khi sửa chữa và hoàn chỉnh, năm 1859 Marx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...