Luận Văn Những đóng góp về văn học của Chiêu Anh Các

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những đóng góp về văn học của Chiêu Anh Các


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I- HÀ TIÊN TRONG BỐI CẢNH CỦA VĂN HOÁ NAM BỘ
    1- Vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ rưỡi
    mở đất và dựng nước
    2- Trấn Hà Tiên - vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - Quê hương của
    Tao đàn Chiêu Anh Các

    CHƯƠNG II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC
    1- Sự thành lập Chiêu Anh Các
    2- Tổ chức và hoạt động của Chiêu Anh Các
    3- Đặc điểm lực lượng sáng tác ở Chiêu Anh Các
    4- Tác phẩm và tình trạng văn bản
    5- Mạc Thiên Tích và vị trí của ông trong Tao đàn Chiêu Anh Các

    CHƯƠNG III- NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HỌC CỦA CHIÊU ANH CÁC
    1- Nội dung sáng tác của thơ văn Chiêu Anh Các
    1.1- Đất nước Hà Tiên tươi đẹp
    1.2- Một con người - một nhân cách- một tâm hồn- Mạc Thiên Tích
    2 - Giá trị nghệ thuật
    2.1 - Văn chương chữ Hán
    2.2- Văn chương chữ Nôm
    3- Vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn hoá dân tộc và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ
    VÀI DÒNG KẾT
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền văn học Việt Nam là một chỉnh thể được tạo nên từ hai bộ phận: văn học miền Bắc và văn học miền Nam. Thiếu một trong hai bộ phận ấy, văn học Việt Nam không còn là chính mình. Văn học mỗi miền có những đặc trưng riêng, bản sắc riêng nhưng đều không quên đóng góp làm giàu cho nền văn học nước nhà. Thế mà trong khi văn học miền Bắc luôn giành được sự ưu ái, quan tâm thì văn học miền Nam ít được để ý tới. Nó buộc phải chấp nhận sự thiệt thòi cho dù ngay từ buổi đầu, Nam Bộ đã là đất văn chương, đã nỗ lực hết mình, đã cống hiến hết mình, để lại những đóng góp đáng tự hào cho nền văn học dân tộc.
    Mặt khác, nhắc đến văn học miền Nam, chẳng chần chừ, ngần ngại, mọi người sẽ nghĩ ngay tới Nguyễn Đình Chiểu. Cố nhiên, điều đó có cái lý của nó. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không tự nhiên được sinh ra và cũng chẳng từ trên trời rơi xuống. Nguyễn Đình Chiểu là kết quả tất yếu của cả một quá trình hình thành, vận động, phát triển của dòng văn học phía Nam giữa nguồn chung là nền văn học nước nhà. Không nên quên rằng, trước Nguyễn Đình Chiểu còn có những tác giả khác, những người đã góp công vun trồng mảnh đất văn học Nam Bộ , trong đó không thể không kể đến Tao đàn Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các là một trong những cái mốc hiếm hoi tạo ra sự phát triển đột biến trong nền văn học Nam Bộ.
    Phải thừa nhận rằng, có không ít công trình nghiên cứu về Chiêu Anh Các nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước. Việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu về Chiêu Anh Các cũng không phải dễ dàng. Chiêu Anh Các có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển văn học dân tộc, nhưng ngay cả với không ít sinh viên văn khoa ngoài Bắc ( trong đó có tôi), Chiêu Anh Các vẫn là một cái tên xa lạ, thậm chí có lúc từng bị hiểu oan là một bộ truyện chưởng mới của Kim Dung (! ). Nữ sĩ Mộng Tuyết một con người mà cả cuộc đời gắn bó máu thịt với mảnh đất Hà Tiên, đã từng ngậm ngùi trong một bài thơ lấy tên là Chiêu Anh Các:
    Đất Việt Nam ta chữ S liền
    Hải Ninh, Trà Cổ chấm đầu tiên.
    Hà Tiên điểm cuối cô em út
    Ngủ giấc hằng nga trong lãng quên.
    Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn Chiêu Anh Các là đối tượng tìm hiểu của bài viết này. Đây là một vấn đề thuộc về văn học sử, cho nên, chúng tôi sẽ nhìn nhận nó từ nhiều góc độ : Lịch sử - Văn hoá - Văn học. Các thao tác nghiên cứu được sử dụng là tập hợp, hệ thống hoá tài liệu, thống kê dựa trên văn bản, đối chiếu so sánh, phân tích - tổng hợp . Trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tổng quan về Chiêu Anh Các - Tao đàn. Từ đó, chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng của Chiêu Anh Các và đặt Chiêu Anh Các ở vị trí xứng đáng hơn, đúng với tầm vóc của nó.
    Nội dung đề tài “Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ” của chúng tôi được chia làm 3 chương :
    Chương I : Hà Tiên trong bối cảnh của văn hoá Nam Bộ : chúng tôi trình bày vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ rưỡi mở đất và dựng nước ; giới thiệu đôi điều về lịch sử - văn hoá Hà Tiên, quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các.
    Chương II : Tổng quan về Chiêu Anh Các: chúng tôi giới thiệu một cách khái quát nhất về Chiêu Anh Các : sự thành lập, tổ chức, hoạt động, đặc điểm lực lượng sáng tác, các tác phẩm của Chiêu Anh Các và vài nét về Mạc Thiên Tích - vị chủ soái của Tao đàn.
    Chương III : Những đóng góp về văn học của Chiêu Anh Các : chúng tôi tìm hiểu các giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của văn chương chữ Hán và văn chương chữ Nôm của Tao đàn Chiêu Anh Các. Từ đó, chúng tôi nhận xét, đánh giá về vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn hoá dân tộc và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ.
     
Đang tải...