Tiểu Luận Những đóng góp và hạn chế triết học cổ điển Đức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức. Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển trong những điều kiện của chế độ chuyên chế nhà nước Phổ. Song, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) ảnh hưởng mạnh đến nước Phổ, và Heghen là một người tán dương cuộc cách mạng đó. Đồng thời xã hội Phổ lúc này với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt đã làm nảy sinh hệ tư tưởng có tính chất tiểu tư sản, thỏa hiệp. Tất cả cái đó đã tạo nên nét riêng biệt của triết học cổ điển Đức. Cantơ, Phơ bách, Heghen là những đại biểu lớn của triết học cổ điển Đức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển triết học cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX góp phần làm cho triết học cổ điển Đức trở thành tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác. Khi nghiên cứu triết học cổ điển Đức, Mác đã nhận xét: “Triết học cổ điển Đức là sự phát triển cao của triết học phương Tây, có sự thay đổi về chất”. Vì vậy em lựa chọn đề tài: “Những đóng góp và hạn chế triết học cổ điển Đức” cho bài tiểu luận của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...