Luận Văn Những đóng góp của lực lượng vũ trang Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Dân tộc Việt Nam có truyền thống đâu tranh anh hùng bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Những thành tựu đã đạt được cùng với những chiến công oai hùng mãi mãi là niềm tự hào của mỗi chúng ta về Tổ quốc thân yêu của mình. Quân dân tỉnh Đồng Tháp nói chung và lực lượng vũ trang Đồng Tháp nói riêng đã hòa với khí thế của dân tộc, cũng trải qua bao gian khổ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
    Đồng Tháp là một tỉnh tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng: Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng Tây bắc – Đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 – 1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.
    Có lẽ người dân Đồng Tháp ai cũng tự hào bởi một “căn cứ lòng dân – Xẻo Quýt”, căn cứ kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Kiến Phong (Đồng Tháp), tự hào bởi cuộc chiến đấu trên đồng nước của chiến thắng giồng Thị Đam gò Quản Cung với tiểu đoàn 502 anh hùng, tự hào bởi những người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, như anh Nguyễn Minh Trí hi sinh khi một mình bắn liền 9 phát B40 nhấn chìm 7 tàu giặc trên kinh Nguyễn Văn Tiếp B năm 1967. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù phải đương đầu với các loại vũ khí hiện đại, dân quân du kích dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ban chỉ huy quân sự tỉnh, đã dũng cảm vượt qua. Đó là bản anh hùng ca mà quân dân Đồng Tháp đã viết lên trang sử liệt oanh mãi mãi lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
    Hình ảnh người chiến sĩ với ba lô và cây súng, sẵn sàng ra trận không ngại gian khổ, hy sinh để bảo vệ từng tất đất quê hương luôn là niềm tự hào cho mỗi người Việt Nam. Là người con quê hương Đồng Tháp, được sinh ra và lớn lên trong nền hòa bình, yên ổn của đất nước, là thế hệ được hưởng trái ngọt từ bao hy sinh của các thế hệ cha anh để lại. Bởi vậy, trong mỗi chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng những thành quả ấy.
    Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với nhiều biến đổi sâu sắc nhanh chóng. Xu hướng toàn cầu hóa đang bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến nhiều luồng không khí mới. Đây là xu thế tất yếu khách quan vừa là cơ hội vừa là thách thức, tạo ra nguy cơ lãng quên bản sắc dân tộc. Chính vì vậy nhìn nhận và tìm hiểu về nguồn cội, về lịch sử dân tộc, về một địa phương, về một giai đoạn lịch sử hay quá trình chiến đấu của một lực lượng vũ trang là điều vô cùng cần thiểt.
    Hình ảnh về người chiến sĩ nói chung, về lực lượng vũ trang Đồng Tháp nói riêng, đã thể hiện được vai trò quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, với những tình cảm tốt đẹp trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và toàn thể nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “những đóng góp của lực lượng vũ trang Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Đã có một số tài liệu nói về cuộc chiến đấu của quân dân Đồng Tháp như:
    - Quyển “30 năm kháng chiến của quân dân tỉnh Đồng Tháp 1945- 1975” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp in tại xí nghiệp giấy và in Đồng Tháp tháng 12 năm 1990.
    - Quyển “công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”của Ban tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Tháp, xuất bản tháng 8/2005. Các tác giả đã tái hiện lại quá trình đấu tranh chống Pháp và Mỹ của nhân dân Đồng Tháp. Cuộc đấu tranh tuy gian khổ nhưng rất đáng tự hào, nhất là chiến thắng giồng Thị Đam, gò Quản Cung ngày 26/9/1959.
    - Quyển “Lịch sử Tiểu đoàn 502” 1959- 1975 của Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Đồng Tháp. NXB Quân Đội nhân dân 1999 đã ghi nhận quá trình hình thành và phát triển của một tiểu đoàn anh hùng.
    - Quyển “Lịch sử bộ đội biên phòng Đồng Tháp” tập 1(1976- 1996) của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng năm 2002 đã nói lên sự phát triển của lực lượng biên phòng Đồng Tháp.
    - Quyển “Tiểu đoàn 502 anh hùng” của hội văn học nghệ thuật và bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Đồng Tháp, xuất bản 2007, nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng Rạch Ruộng (4/12/1976) và Mậu Thân (1968), là tư liệu ảnh gồm bức ảnh sinh động phản ánh quá trình luyện tập, cuộc chiến đấu trên đồng nước, lao động giúp dân cắt lúa, xây nhà tình nghĩa, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ
    - Quyển “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp” tập 3(1954- 1975) của Ban tuyên giáo tỉnh ủy và NXB Đồng Tháp 1997 đã ghi nhận lại lịch sử của Đồng Tháp trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
    - Quyển “Sóng dậy đồng nước” nói về chiến thắng Giồng Thị Đam- Gò Quản Cung của Nguyễn Đức Hiền do hội văn học nghệ thuật Đồng Tháp xuất bản năm 2000.
    - Quyển “Đồng bằng song củu Long đón chào thế kỉ XX”, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 2000, trong đó có một phần giới thiệu về quê hương Đồng Tháp.
    Những tài liệu trên là cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử 1954- 1975 của quân dân tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, để làm nổi bật những đóng góp của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn này thì cần có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, rõ ràng. Đó là nhiệm vụ đặt ra để giải quyết.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đóng góp của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975.
    3.2 phạm vi nghiên cứu:
    Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, phạm vi giới hạn của đề tài chủ yếu là cuộc chiến đấu của các đơn vị bộ đội tỉnh Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
    4.1 Nguồn tư liệu:
    Để phục vụ đề tài này, nhóm tác giả dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tư liệu nhân vật lịch sử, hình ảnh, có liên quan đến đề tài.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu:
    - Nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, hình ảnh: tìm hiểu ở các Thư viện, nhà bảo tàng, nhà sách, Hội sử học tỉnh Đồng Tháp, Ban tuyên giáo .
    - Vận dụng phương pháp luận Macxit làm nền tảng, phương pháp lịch sử, phương pháp logic kết hợp so sánh thống kê để giải quyết vấn đề khoa học đặt ra.
    5. Giá trị thực tiễn của đề tài:
    - Đề tài hoàn thành sẽ góp thêm một tài liệu có ích khi tìm hiểu về lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp.
    - Đề tài nhằm khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
    6. Bố cục khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm có 3 chương:
    Chương 1: Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1954 – 1965
    Chương 2: Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1965 – 1975
    Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
    Phần 2: NỘI DUNG
    Chương 1: Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1954 – 1965
    1.1. Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1954 – 1960
    2.1. Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1961 – 1965
    Chương 2: Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1965 – 1975
    2.1. Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1965 - 1968
    2.2. Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1969 – 1973
    2.3. Lực lượng vũ trang Đồng Tháp giai đoạn 1973 – 1975
    Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
    3.1. Ý nghĩa lịch sử
    3.2. Bài học kinh nghiệm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...