Tài liệu Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lý, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lý, ý chí, tình cảm có
    yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt








    Tóm tắt. Khảo sát 198 đơn vị từ vựng biểu thị các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người, có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể, bài nghiên cứu này thu được một số kết quả sau đây:
    a. Trong 198 đơn vị từ vựng đó có 32 từ chỉ bộ phận cơ thể, 5 từ chỉ chất dịch của cơ thể đã
    được sử dụng; và 18 nhóm trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm đã được phản ánh.
    b. Về mặt cấu trúc, trong các đơn vị từ vựng được khảo sát ở đây, từ chỉ bộ phận cơ thể luôn luôn đứng sau vị từ chỉ trạng thái.
    c. Các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm được phản ánh theo hai phương thức:
    - Miêu tả những biểu hiện ra bên ngoài (mà người ta có thể cảm nhận được) của các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm đó.
    - Miêu tả bằng nghĩa hoán dụ.
    d. Một số đặc điểm ngôn ngữ văn hóa thể hiện qua các nguồn ngữ liệu hữu quan cũng đã được phát hiện và so sánh với tư liệu tiếng Nga, tiếng Anh.
    Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này có thể cung cấp thêm cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận và có thể tiếp tục được phân tích, lý giải thêm bằng cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận







    1. Bên cạnh những từ biểu thị “chính
    danh” các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người như: vui, buồn, lo, sợ, khiếp, hãi, kiêu ngạo, quyết tâm . chúng ta thấy trong tiếng Việt hiện còn có một loạt khá phong phú những đơn vị từ vựng khác nữa như: nóng gáy, ngứa tai, điên tiết, phổng mũi, già họng, động lòng . cũng tham gia vào công việc này. Đó là những kết cấu cố định có các đặc điểm sau:
    1.1. Có tên gọi của một bộ phận cơ thể
    người (BPCT) tham gia làm thành tố cấu tạo.




















































    1.2. Có một vị từ biểu thị trạng thái của bộ
    phận cơ thể kết hợp đằng trước từ chỉ bộ
    phận cơ thể đó.
    1.3. Có ý nghĩa ổn định và có tính thành ngữ biểu thị một trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người, được hiểu như nghĩa của từ.
    2. Để tập hợp những kết cấu thoả mãn các đặc điểm cả về nội dung lẫn hình thức như vừa nêu trên, chúng tôi đã dựa trước hết vào Từ điển tiếng Việt [1], và sau đó, vừa kiểm chứng, thanh lọc, vừa bổ sung như sau:
    2.1. Những kết cấu nào có cùng mô hình
    cấu tạo của các kết cấu nói trên, dù không có hay có tính thành ngữ, nhưng không biểu thị trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm, thì không






    đưa vào diện khảo sát. Ví dụ: há miệng, động
    não, giơ tay, lắc đầu .
    Bên cạnh đó, một cách tự nhiên, những thành ngữ, tục ngữ, dù có từ chỉ bộ phận cơ thể người tham gia làm thành tố cấu tạo, nhưng tên gọi bộ phận cơ thể và trạng thái của nó được miêu tả trong thành ngữ, tục ngữ đó không được sử dụng tự do như một đơn vị từ vựng riêng biệt, (ví dụ: lớn vú/bụ con, no bụng/đói con mắt, thấp cổ/bé họng .) thì cũng không được thu thập.
    2.2. Những kết cấu nào tuy chưa được ghi trong từ điển nhưng thường hay được sử
    dụng trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, trong sách vở . đã tương đối ổn định, quen thuộc (chứ không phải là những kết cấu thuộc phạm vi tu từ, mang màu sắc của sự sáng tạo cá nhân, không phổ biến trong đời sống ngôn ngữ cộng đồng) thì vẫn được đưa vào danh sách khảo sát. Ví dụ: ấm đầu, chai mặt, nổ ruột, thót tim .
    2.3. Tên gọi của những trạng thái, hiện tượng, phẩm chất vốn thuộc lĩnh vực thế giới tinh thần, tâm lý, ý chí, tình cảm của con người, không phải là những bộ phận vật chất
    thực sự của cơ thể (ví dụ như: tính, nết, hồn, vía, ý, trí .) cũng không được đưa vào danh sách khảo sát.
    Kết quả sơ bộ kiểm tra cho thấy trong Từ điển tiếng Việt 1994 [1] có ghi nhận 146 kết
    cấu miêu tả trạng thái của bộ phận cơ thể diễn tả các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người. Mở rộng phạm vi thu thập từ các nguồn sử dụng ngôn ngữ như sách báo và khẩu ngữ nói năng thường nhật, chúng tôi có thêm được hơn năm chục kết cấu nữa, đưa tổng số lên 198 đơn vị (trong khi thống kê, các biến thể của nhau của mỗi đơn vị, được tính gộp làm một; và dĩ nhiên, con số vừa nói chỉ là những giới hạn mà chúng tôi quan sát được, chắc chưa phải là con số đầy đủ hoàn toàn).

    Trong 198 kết cấu đó, tên gọi các bộ phận
    cơ thể xuất hiện không phải là ít; và theo quan sát của chúng tôi, chủ yếu đó là tên gọi của những bộ phận ở nửa trên của cơ thể. Nếu không kể đến hai tên gọi Hán Việt là tâm và túc, ví dụ: động tâm, vững tâm, yên tâm . dúm tứ túc . (vì đã có đồng nghĩa tương ứng và chúng không hoạt động độc lập, tự do) thì danh sách tên gọi các bộ phận cơ thể hiện diện trong các kết cấu đó đó bao gồm: đầu, tóc, gáy, cổ, họng, tai, mắt, mặt, mũi, miệng, mồm, môi, mép, râu, răng, lưỡi, ngực, tim, phổi, sườn, tay, bụng, ruột, dạ, lòng, gan, mật, thây, chân, da, mình, người.
    Ngoài tên gọi các bộ phận cơ thể “chính danh” như trên đây, còn có thể kể thêm tên gọi của các chất dịch trong cơ thể như: máu/tiết, (nước) dãi, nước miếng (nước bọt), nước đái, mỡ . cũng tham gia vào những kết cấu biểu thị trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người; nhưng đây sẽ chỉ là những ngữ liệu bổ sung để xem xét khi cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...