Đồ Án Những đổi mới và phương hướng phát triển trong thời gian tới của tạp chí lao động và xã hội.

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những đổi mới và phương hướng phát triển trong thời gian tới của tạp chí lao động và xã hội.


    LỜI MỞ ĐẦU

    Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng, quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức tồn tại, phát triển trong cạnh tranh. Mục tiêu của quản trị nhân lực nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của người lao động đối với mỗi tổ chức, đáp ứng các yêu cầu công việc trước mắt và trong tương lai của tổ chức cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển cá nhân của người lao động.

    Các nhà quản lý ngày nay, trước hết là những người quản trị doanh nghiệp , đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về tài chính , công nghệ, thương mại, marketing, tổ chức lao động, cơ chế bộ máy tổ chức và nhân sự Trong mỗi loại công việc như vậy, đều đòi hỏi họ phải tìm mọi cách diều hành để đưa tổ chức mà họ lãnh đạo phụ trách đạt hiệu quả cao nhất.

    Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn không thể thiếu được của tổ chức nên quản trị nhân lực chính là một trong lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực , vì mọi hoạt động quả lý đều thực hiện bỡi con người.

    Nhưng ở mỗi thời điểm đều có giới hạn cụ thể đối với năng lực và quỹ thời gian của mỗi người. Nhà quản lý nào cũng phải trả một khoản “chi phí cơ hội” cho hoạt động của họ. Vì trong vô vàn công việc của một tổ chức, khi họ lựa chọn làm việc này sẽ mất đi cơ hội làm việc khác, khi họ trực tiếp làm việc thay cho một nhân viên nghỉ ốm, sẽ mất đi khoảng thời gian để họ để họ có thể phân tích chất lượngsản phẩm tại phòng kỹ thuật hoặc ngồi họp với các nhà quản lý khác về chiến lược kinh doanh

    Trong quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay ở nước ta, vấn đề quản trị trong tổ chức càng được quan tâm sâu hơn. Nhân sự không đơn thuần chỉ là người Việt Nam, mà còn cả những người nước ngoài, vì thế đòi hỏi người quản lý trong quản trị nhân lực cần phảI có cách áp dung sâu rộng hơn vai trò của mình trong tổ chức.

    Là một Tạp chí hạot động trong lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, Tạp chí Lao đông và xã hội đã thực hiên tốt vai trò thông tin, nghiên cứu, trao đổi nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nắm bắt kịp thời những vấn đề về Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời có quyết định phù hợp.

    Xuất phát từ thực tiễn đó, sau một thời gian thực tập, khảo sát thực tiễn tại Tạp chí Lao động và xã hội một cách nghiêm túc và sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS. TS Trần Xuân Cầu tôi đã chọn đề tài: “ Trực trạng và giải pháp hạn chế thất nghiệp của Việt Nam thông qua nguồn từ Tạp chí Lao động và xã hội” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

    Ngoài phần mở bài kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được bố cục làm 3 phần:
    Phần I: quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của tạp chí lao động và xã.
    Phần II: Những đổi mới và phương hướng phát triển trong thời gian tới của tạp chí lao động và xã hội.
    Phần III : Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban hành chính - Trị sự – kế toán của Tạp chí Lao động và Xã hội.


    Bằng những kiến thức đã được học trong trường, tác giả mong muốn bản báo cáo này sẽ góp một phần vào tình hình thực tế về thực trạng và giải pháp hạn chế thất nghiệp của Việt Nam thông qua nguồn từ Tạp chí Lao động và xã hội. Nhưng do thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô, các bạn đồng nghiệp đống góp bổ sung ý kiến.
     
Đang tải...