Luận Văn Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhu cầu nghiên cứu thơ Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 (của thế kỉ XX) đến
    nay bắt nguồn từ chính thực trạng phong phú, bề bộn, phức tạp và đang vận động
    của nó (sự bùng nổ về số lượng, sự đa sắc đa diện, sự mở rộng biên độ phản ánh,
    tính chất đa khuynh hướng, sự đa dạng về thi pháp .).
    Những đặc điểm này tất yếu dẫn đến tính phức tạp, đa chiều trong quá trình
    tiếp nhận. Chưa bao giờ lại có một khoảng cách lớn giữa sáng tạo và tiếp nhận,
    giữa các quan điểm tiếp nhận như bây giờ. Quan sát quá trình vận động của thơ
    mấy mươi năm qua, chúng tôi nhận thấy rõ nỗ lực cách tân của những người
    cầm bút. Đổi mới là một vấn đề cốt yếu, mang tính thời sự của thơ Việt Nam
    giai đoạn này.
    Có nhận diện rõ về hiện tại mới chủ động trong tương lai. Muốn giải quyết
    có hiệu quả những tồn tại mà thơ đang đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của nó,
    trước hết cần nhìn nhận chính xác thực trạng sáng tác.
    Hành trình đi tìm và khẳng định mình của thơ hôm nay vô cùng khó khăn và
    phức tạp bởi nó đang sinh tồn trong một thế giới đa cực, phi trung tâm. Tìm hiểu
    những đổi mới của thơ, ta sẽ thấy rõ thêm con đường quanh co và không ít ghập
    ghềnh của một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập. Thơ ca là nghệ
    thuật của ngôn từ. Bởi thế, thơ gắn chặt với tâm thức, điệu hồn, điệu cảm của
    dân tộc. Qua thực trạng đổi mới thơ đương đại, chúng ta có thể rút ra những quy
    luật, những bài học khi đi tìm một con đường, một cách thức hội nhập trong lĩnh
    vực văn hóa tinh thần của dân tộc.
    Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhu cầu cập nhật kiến thức là
    rất cần thiết. Yêu cầu giảng dạy thời sự văn học hiện nay đang được đặt ra
    nhưng không dễ gì giải quyết.
    Vì những lí do trên, việc tổng kết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện
    về những đổi mới của thơ Việt Nam trong mấy chục năm qua là vô cùng cần
    thiết và có ý nghĩa. Với công trình này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm được một
    tiếng nói vào cuộc đối thoại dân chủ vẫn đang còn tiếp diễn về thơ đương đại.
    2. Lịch sử vấn đề
    Thơ giai đoạn này chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ phê bình (về một tác
    giả, một vấn đề thời sự văn học, một hiện tượng mới nổi ). Nhìn chung, được
    quan tâm, tranh luận nhiều hơn cả là các vấn đề: truyền thống và hiện đại, thơ và tính
    dân tộc, chữ và nghĩa, thơ và sex.
    Bên cạnh rất nhiều bài viết về các tác giả, tác phẩm cụ thể là một số bài viết,
    công trình nghiên cứu đi vào nhận diện, miêu tả những đặc điểm, diện mạo của
    thơ, phân loại các dạng thức của cái tôi trữ tình. Có thể điểm đến những công
    trình tiêu biểu sau:
    1. Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1995 (Vũ Tuấn Anh- 1997)
    2. Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1995 (Lê Lưu Oanh- 1998)
    3. Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000 (Phạm Quốc Ca- 2003)
    2
    Ngoài ba công trình nghiên cứu có quy mô và tính chuyên biệt như trên còn
    có một số bài viết mang tính chất tổng kết: Nhận xét về tư duy thơ thời kì đổi
    mới (Nguyễn Bá Thành), Mười năm thơ thời kì đổi mới- những xu hướng tìm tòi
    (Mai Hương), Hành trình thơ Việt Nam hiện đại (Trần Đình Sử), Về một xu
    hướng đổi mới thi pháp trong thơ hiện nay (Đỗ Lai Thuý), Nhìn lại tiến trình thơ
    Việt Nam hiện đại (Vũ Quần Phương), Mười năm cõng thơ leo núi (Thanh
    Thảo), Tổng quan về thơ Việt Nam 1975-2000, Thơ Việt Nam thời kì đổi mới
    1986-2000 (Mã Giang Lân), Những chuyển động của thơ Việt Nam đương đại
    (Nguyễn Đăng Điệp), Thơ từ sau 1975 (Nguyễn Văn Long).
    Nhìn chung các ý kiến đều khá thống nhất với nhau trong việc phân chia
    dạng thức của cái tôi trữ tình, các xu hướng của thơ, thừa nhận những đổi mới về
    một số phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Về nội dung: đáng chú ý
    là xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá tính, quan tâm
    tới những vấn đề nhân sinh thế sự. Về nghệ thuật: nổi bật lên là vấn đề cách tân
    ngôn ngữ; sự đa dạng, linh hoạt về giọng điệu; sự đa dạng trong cấu trúc thể
    loại. Tùy vào từng tiêu chí đánh giá và cảm quan thẩm mĩ mà có những thái độ
    khác nhau đối với những cách tân thơ. Có người lấy tiêu chí của thơ thời kì cách
    mạng, có người lại xuất phát từ những nhu cầu của con người hiện đại trong
    hoàn cảnh xã hội hiện đại, có người đứng từ góc độ chính trị, đạo đức, tư tưởng,
    có người lại xuất phát từ đặc trưng thẩm mĩ của thể loại để đánh giá thơ đương
    đại. Có người tung hô một cách hào phóng, người thì khắc nghiệt đến tàn nhẫn,
    cũng có không ít người điềm đạm, chừng mực. Tuy vậy, về cơ bản, sự vận động
    trên các phương diện của thơ Việt Nam thời kì đổi mới đã được khẳng định theo
    chiều hướng tích cực, nhất là những đổi mới về nội dung. Những đổi mới về
    hình thức nghệ thuật có phần phức tạp, nhiều nhận định trái chiều hơn.
    Tất cả các bài viết mang tính tổng kết, các công trình nghiên cứu đều giới
    hạn ở mốc thời gian năm 2000 trở về trước. Cho đến nay (2007), chưa có một
    công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về vấn đề Những đổi mới cơ bản của
    thơ Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay. Luận án sẽ đi tìm cái mới trên bình
    diện bao quát, từ nội dung cảm hứng đến nghệ thuật biểu hiện nhằm phân biệt
    với cái trước đó. Không tiếp cận dưới góc độ lí luận hay đặc trưng thi pháp,
    chúng tôi xem xét sự vận động này trong mối quan hệ hữu cơ với ý thức nghệ
    thuật, quan niệm thẩm mĩ của thời đại.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập
    kỉ 80 đến nay (về cơ bản, luận án dừng ở mốc thời gian năm 2005. Chúng tôi sẽ
    chỉ đề cập đến một số ít tập thơ gây được dư luận, được công bố vào hai năm
    2006, 2007).
    Thơ từ sau 1975 đến đầu những năm 80 chủ yếu trượt theo quán tính của
    nền thơ kháng chiến. So với văn xuôi, thơ nhập cuộc chậm hơn bởi đổi mới trong
    thơ là đổi mới cái phần gốc rễ, sâu xa nhất, đổi mới cả tâm hồn, tình cảm, niềm
    vui, nỗi buồn chứ không phải chỉ về nhận thức. Từ giữa những năm 80, thơ mới
    3
    bắt đầu có những chuyển động rõ nét (về đề tài, cảm hứng .). Bởi thế, chúng tôi
    lựa chọn thời điểm này như sự khởi đầu cho những đổi mới thơ đương đại.
    Chưa bao giờ, thơ được in nhiều như hiện nay. Nhất là từ khi có văn học
    mạng, số lượng các tác phẩm được công bố lại càng gia tăng một cách đáng kinh
    ngạc. Bởi thế, khó mà có thể thống kê, bao quát hết được. Luận án sẽ chỉ chú
    trọng đến những tác phẩm ít nhiều được coi là sự kiện trong đời sống văn học,
    thu hút được sự chú ý của công luận, hoặc có giá trị nghệ thuật cao, hoặc có vấn
    đề gây tranh cãi, hoặc tiêu biểu cho một khuynh hướng nào đó và nhất là phải
    thể hiện được rõ nét sự đổi mới. Về cơ bản, đó cũng là những tác phẩm đã được
    xuất bản thành sách, thành tập. Còn số thơ được in lẻ trên các phương tiện thông
    tin đại chúng, thơ chép tay, thơ photo, thơ được phát hành trên mạng ., chúng
    tôi sẽ chỉ lưu ý đến những trường hợp “đặc biệt”, gây được dư luận. Chúng tôi
    cũng sẽ đề cập tới cả thơ Việt Nam ở hải ngoại để có thể có một cái nhìn toàn
    cảnh về thơ trữ tình Việt Nam nói chung song chỉ ở một mức độ nhất định.
    ở luận án này, chúng tôi không đưa trường ca vào diện nghiên cứu vì thể
    loại này không phải là thế mạnh của thơ thời đổi mới. Cũng bởi, nó có những
    đặc trưng thể loại phân biệt với thơ trữ tình.
    Đề tài của luận án là "Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam
    từ giữa thập kỉ 80 đến nay" nên trong quá trình triển khai đề tài, chủ yếu
    chúng tôi chỉ chú trọng đến những vấn đề đổi mới (đổi mới về quan niệm sáng
    tác, về cảm hứng, về nghệ thuật), cái gì không mới chúng tôi sẽ lướt qua hoặc
    không bàn tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu văn học sử kết hợp với thi pháp thể loại.
    - Phương pháp thống kê phân loại, hệ thống hoá: theo mốc thời gian, theo
    tác giả, chủ đề, khuynh hướng.
    - Phương pháp so sánh trên nhiều cấp độ: tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thể
    loại .
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Thông qua một khối lượng tư liệu phong phú và cập nhật, luận án sẽ đem
    đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, có tính hệ thống, đáng tin cậy về thơ
    trữ tình Việt Nam đương đại.
    - Miêu tả, tổng kết, đánh giá những đổi mới của thơ giai đoạn này, từ đó thấy
    được vai trò của nó trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam.
    - Nắm bắt chiều hướng vận động cơ bản của thơ đương đại - một thực thể
    văn học có diện mạo phức tạp và đa dạng nhất kể từ sau năm 1975.
    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có ba chương:
    Chương 1: Đổi mới quan niệm thơ
    Chương 2: Đổi mới về cảm hứng
    Chương 3: Đổi mới một số phương diện hình thức nghệ thuật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...