Luận Văn Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1 Tính tất yếu của đề tài:
    Thị trường EU được coi là một thi trường tiềm năng với sức tiêu thụ khá lớn đối với các mặt hàng.Mặt hàng thuỷ sản cũng không nằm ngoại lệ.Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu thuỷ sản vào Châu Âu trong những năm gần đây.Tuy nhiên mặt hàng này hiện đang vấp phải những rào cản rất lớn về kỹ thuật.Rào cản kỹ thuật hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu,không chỉ riêng các nước xuất khẩu mà cũng là vấn đề của các nước nhập khẩu.Mối quan hệ giữa chính sách của nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước có thể chưa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn.
    Tiền trình tự do hoá thương mại đang được tăng tốc bởi các hàng rào phi quan thuế như quota sẽ được bãi bỏ và những hàng rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU. Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã hội. Trước đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu. Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càng tăng đã dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua các hàng rào kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO. Những quy định, luật lệ này không chỉ do các chính phủ áp dụng nhằm xác định các tiêu chuẩn trong an toàn, sức khỏe và môi trường, mà còn bởi chính người tiêu dùng đang ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Điều này dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường.
    Chính vì vậy mà Châu Âu đã đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật khó khăn nhằm áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU đặc biệt là hàng thuỷ sản.Thực tế,việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Châu Âu đã và đang gặp rất nhiều khó khăn,chủ yếu là vấp phải hàng rào phi thuế quan mà EU đã đặt ra.Các nghiên cứu cho thấy,lợi nhuận thu được khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU chỉ là 1-2%,còn rủi ro thì lên đến 100%.Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã vấp phải các rào cản kỹ thuật từ thị trường EU.

    Bài toán đặt ra là làm sao chúng ta có thể nắm bắt và vượt qua các rào cản đó một cách khéo léo và phù hợp với quy định chung.Mặt khác phải phù hợp với năng lực sản xuất của chúng ta.Chính vì thế,nhiệm vụ phân tích và tìm hiểu về những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU là mục tiêu chính của đề tài này.Ngoài ra cũng đưa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đối mặt và vượt qua những rào cản đó để có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng này.Hơn thế nữa,mục đích của đề tài cũng tìm ra các giải pháp cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng các rào cản kỹ thuật với các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất trong nước đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

    Gần đây mặt hàng thuỷ sản nhập vào EU đang bị ách tắc do không đạt được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các quy định chặt chẽ khác của EU về môi trường và các điều kiện khác.Do đó bài viết cũng đề ra những giải pháp thiết thực nhằm chống lại các rào cản thường trực và đối phó với những vụ kiện thương mại quốc tế liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.Việc đó cũng bao gồm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có đủ tự tin để giao thương với các đối tác trên thế giới.

    Bài viết xoay quanh những rào cản kỹ thuật mà Châu Âu hiện nay đang áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu thuỷ sản đặc biệt là các mặt hàng của Việt Nam từ năm 2004 đến 2008.Qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang EU có thể vượt qua các rào cản đó để thâm nhập vào một thị trường tiềm năng này.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật đối với thuỷ sản nhập vào EU và giải pháp của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây và xu hướng phát triển của ngành trong thời gian sắp tới.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin thu được từ giáo trình,sách báo và tạp chí.Ngoài ra còn tham khảo thông tin qua các website.Bên cạnh đó còn có sủ dụng những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ cả trong và ngoài nước, các niên giám và số liệu thống kê của các bộ ngành có liên quan.

    5. Kết cấu
    Kết cấu của đề án bao gồm những nội dung chính sau:

    Bao gồm ba chương:

    Chương 1: Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU
    Chương 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
    1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6
    1.2. Phân loại : 6
    1.2.1. Hàng rào thuế quan: 6
    1.2.2. Các hàng rào phi thuế quan 7
    1.3. Vai trò của rào cản 10
    1.3.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: 10
    1.3.2. Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật: 10
    1.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường: 10
    1.3.4. Các biện pháp khác: 11
    1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại 11
    CHƯƠNG 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 12
    2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU 12
    2.1 Tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16
    2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn 17
    2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên 18
    2.1.3 Tập quán ứng xử 19
    2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi 22
    2.1.5 Quy định dán nhãn 23
    2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản 23
    2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp 24
    2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn 26
    2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn 27

    CHƯƠNG 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Eu đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 29
    3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam 29
    3.2. Định hướng từ phía doanh nghiệp 33
    3.3. Những giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 34
    3.3.1. Giải pháp từ phía chính phủ 34
    3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 35
    3.4. Định hướng từ phía nhà nước 38
    3.1.1. Về quan hệ đa phương 38
    3.1.2. Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản 40
    KẾT LUẬN 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...