Chuyên Đề Những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng Việt Nam trong lịch sử?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    *1.Điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường văn hóa.*

    *Khu vực văn hóa:* Văn hóa Đông Á và Đông Nam Á: Đất nước ta nằm đúng trong khu vực này cả về mặt địa lý lẫn mặt không gian văn hóa cho nênảnh hưởng của văn hóa Đông Á và Đông Nam Á là rất lớn, được thẩm thấu và thấm đậm trong nếp sống của người Việt chúng ta, tức trong các cách thức và quy ước đã hoàn toàn quen thuộc đối với người Việt Nam, từ sản xuất, sinh hoạt đến đời sống xã hội. Có những đặc điểm chung với văn hóa Đông Á thể hiện ở những điểm như:
    1/.Sử dụng tiếng Hán. Mặc dù ở thế kỷ thứ XIII, chữ Nôm đã xuất hiện nhưng mãi đến thời Lê – Nguyễn nó vẫn được sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp chung của xã hội.
    2/. Sử dụng 3 hệ tư tưởng chung: Phật, Đạo và Nho giống như Triều Tiên, Nhật.
    3/. Có những nét tương đồng về văn chương nghệ thuật, ẩm thực .
    Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khu vực này như về tâm lý của một nền văn minh nông nghiệp. Vì nằm trong khu vực có nền văn minh lúa nước, chịu ảnh hưởng chung của văn hóa phương Đông phải phụ thuộc vào thiên nhiên cho nên từ lâu đã nảy sinh trong tư duy người Việt tâm lý tôn sùng sức mạnh của thiên nhiên, tôn thờ đấng tối cao là
    thượng đế. Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa, trọng văn, linh hoạt dân chủ, sống tập thể, sống tình cảm, thích cuộc sống định cư, dung hợp trong tập thể, hòa hợp mềm dẻo.

    Tư tưởng Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng của truyền thống văn minh Đông Nam Á như truyền thống văn minh lúa nước mà còn chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực như thờ sinh thực khí, thờ hành vi giao phối. Những nhà Đông Nam Á học gọi Việt Nam là Đông Nam Á thu nhỏ, bởi không gian văn hóa Việt Nam cùng hình thành trên nền của không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á.

    Tư tưởng phương Đông với căn tính tư tưởng: Dung hợp các tư tưởng tam giáo. Chịu ảnh hưởng mô hình nho giáo của Trung Hoa, hình thức tổ chức nhà nước trung ương tập quyền gần như là xu hướng chủ đạo trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng sự cố kết của cộng đồng và sự đề cao chinh quyền trung ương tập quyền như vậy cũng làm cho tính chất tư hữu, cá thể, cá nhân kém phát triển hơn so với các khu vực khác. Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng của Nho giáo nên quy phạm đạo đức chuẩn mực được cho là sự tôn trọng khuôn phép, tôn ti trật tự, lễ độ, đề cao thi cử. Nhìn chung Nho giáo ảnh hưởng mạnh và chi phối cách tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, giáo dục thi cử ở Việt Nam cho nên cũng ảnh hưởng và chi phối cả chính trị và học thuật, tác động đến luân lý, đạo đức xã hội. Chẳng hạn, chế độ gia tộc ở Việt Nam mang đậm nét của Nho giáo Trung Hoa. Gia đình Việt Nam, nhất là miền bắc, có truyền thống duy trì gia đình bằng sự kế thừa dòng họ thông qua người con trai trưởng. Con trai trưởng được kế thừa gia phả, quyền kế tự và thờ cúng. Trước đây quyền được kế tự, được thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả tài sản bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó là sợi dây kết nối giữa tổ tiên và con cháu. Có thể nói tổ tiên vừa là tín ngưỡng, đạo lý vừa là điểm tựa tinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm lý của người Việt Nam. Nếp sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo ở một mức độ nhất định cũng đã tạo nên không gian cho nghệ thuật ở Việt Nam. Những ngôi chùa co nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội họa được thể hiện tại đó khiến cho chùa chiền trở thành nơi vãn cảnh của du khách. Nhiều người Việt đi lễ chùa không phải vì họ là Phật tử mà đơn giản vì người ta tìm thấy ở đó một sự thanh thản, một sự vỗ về yên ổn, một sự động viên tinh thần, ảnh hưởng của Phật giáo còn in dấu trong nhiều lễ hội nông nghiệp như lễ xuống đồng, hội mùa, hội đua thuyền Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cho đến nay vẫn có rất nhiều người Việt Nam rất chú trọng đến lễ bái, cầu xin tại các phủ, các đền , chú trọng đến xem hướng khi xây cất nhà cửa, xem ngày khi muốn thực hiện một công việc quan trọng như hiếu, hỷ, đi xa, thay đổi chỗ ở
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...