Luận Văn Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

    Lời nói đầu 1


    Chương 1: Giới thiệu chung về đàm phán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT)


    1.1 Khái quát về HĐMBHHQT . 4


    1.1.1 Khái niệm HĐMBHHQT .4


    1.1.2 Khái quát về HĐMBHHQT 5


    1.2 Khái quát về đàm phán trong HĐMBHHQT 9


    1.2.1 Đàm phán là gì .9


    1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của đàm phán trong giao kết HĐMBHHQT .12


    1.2.3 Các phương thức đàm phán thông thường 13


    1.2.3.1 Đàm phán trực tiếp giữa các bên 13


    1.2.3.2 Đàm phán bằng cách gián tiếp 14


    1.2.3.2.1 Đàm phán qua điện thoại 14


    1.2.3.2.2 Đàm phán qua thư từ, điện tín 15


    1.2.3.2.3 Đàm phán qua Internet .16


    Chương 2: Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


    2.1 Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết HĐMBHHQT 18


    2.1.1 Điều khoản chủ yếu liên quan đến đối tượng của hợp đồng 21


    2.1.1.1 Điều khoản về tên hàng 21


    2.1.1.2 Điều khoản về số lượng hàng hóa 23


    2.1.1.3 Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa 24


    2.1.1.4 Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu .26


    2.1.2 Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán 28

    2.1.2.1 Điều khoản thỏa thuận về giá cả 29


    2.1.2.2 Điều khoản về thanh toán .31


    2.1.3 Điều khoản về giao hàng .33


    2.1.4 Điều khoản về giải quyết tranh chấp .38


    2.1.4.1 Thương lượng 39


    2.1.4.2 Hòa giải 41


    2.1.4.3 Tòa án 43


    2.1.4.4 Trọng tài 44


    2.1.5 Điều khoản về luật áp dụng trong HĐMBHHQT .46


    2.1.5.1 Điều ước quốc tế (ĐƯQT) 48


    2.1.5.2 Luật quốc gia 49


    2.1.5.3 Tập quán quốc tế (TQQT) . 51


    2.2 Cơ sở pháp lý của giao dịch đàm phán trong giao kết HĐMBHHQT tại Việt Nam 52


    2.3 Hướng hoàn thiện .53


    Kết luận 60

    LỜI NÓI ĐẦU


    Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan đang lôi kéo sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó quá trình mua bán hàng hóa quốc tế là một mắc xích không thể thiếu của các quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên việc trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế là một quá trình đầy cam go, phức tạp. Đó cuộc đọ sức giữa các bên với nhau để dành quyền và lợi ích về phía mình, nó mang lại cả những cơ hội mới và những thách thức to lớn. Đe thực hiện tốt quá trình trao đổi mua bán hàng hóa bắt buộc các bên phải thực hiện quá trình giao kết hợp đồng. Việc hình thành, giao kết, thực hiện hợp đồng là một quá trinh thương lượng, đấu tranh trong một thời gian dài giữa các bên chủ thể trong hợp đồng. Quá trình đó luôn luôn diễn ra trước khi các bên chính thức giao kết hợp đồng. Nó đòi hỏi các bên phải bỏ ra nhiều tâm huyết, sức lực, thời gian và tiền bạc với mục tiêu hướng tới là nhằm đạt được lợi ích chung của các bên. Đó là quá trình đàm phán.


    Đàm phán trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữ vai trò vô cùng quan trọng, là một việc làm không thể thiếu và đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện. Thông qua quy trình đàm phán, các bên có quyền đàm phán về nhiều vấn đề xoay quanh những điều khoản cơ bản trong hợp đồng. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là cơ sở dẫn đến việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên sau này. Đàm phán những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được thực hiện một cách đầy đủ nhất. Qua quá trình đàm phán, các bên còn có thể lựa chọn và quyết định sẽ hợp tác với đối tác đang đàm phán hay không? .


    Trước tình hình mà hoạt động đàm phán đang ngày càng trở nên phức tạp và chiếm vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế quốc tế. Trong đó đàm phán những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan trọng nhất, thì việc tác giả quyết định chọn đề tài: “Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” làm đề tài luận văn để nghiên cứu là một vấn đề rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.


    Hợp đồng là căn cứ pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên hình thành trong quá trình thực hiện mà các bên đã cam kết. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế thì các quan hệ kinh tế chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng. Đàm phán những điều khoản cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luôn là một đề tài mới đối với các bên. Việc đàm phán xây dựng hợp đồng chặt chẽ sẽ giúp cho các bên dễ dàng thực hiện và phân định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng khi xảy ra các tranh chấp phát sinh. Vai trò của người soạn thảo và đàm phán hợp đồng lại càng quan trọng, thông qua họ các điều khoản có lợi sẽ được đưa ra và có thể là những điều kiện tiên quyết để đàm phán. Hợp đồng mua bán hàng hóa về bản chất luôn khác nhau và không ngừng đổi mới. Đàm phán những điều khoản cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng vậy, luôn luôn thay đổi về quá trình thực hiện. Để đạt được thành công, các nhả đàm phán luôn tự đối mới quá trình đàm phán của chính mình trong từng hợp đồng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng, về các bí quyết đàm phán thảnh công. Nhưng việc đàm phán những điều khoản cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn nữa.


    Vốn là một đề tài nghiên cứu rộng lớn, trong suốt quá trình đàm phán, nhà đàm phán có thể đàm phán thương lượng về nhiều vấn đề như: đàm phán về nội dung, hình thức của hợp đồng, về các dịch vụ có liên quan đến hợp đồng, . Nhưng ở đây, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về việc đàm phán những điều khoản cơ bản nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, . chủ yếu dựa trên cơ sở Luật thương mại 2005.


    Mục tiêu nghiên cứu: luận văn nhằm mục tiêu tìm hiểu những điều khoản nào mả các nhà đàm phán thường tiến hành đàm phán với nhau trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các điều khoản nào là cần thiết nhất, từ đó có thể tạo thuận lợi cho việc đàm phán hợp đồng mua bán mang tính quốc tế. Và qua đó việc nghiên cứu đề tài cũng giúp hiểu thêm quá trinh đàm phán là như thế nào? có vai trò ra sao? và ảnh hưởng của nó đến việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các chủ thể sau này? Từ đó có thể phần nào định hướng nên chuẩn bị những gì trước khi tiến hành đàm phán.


    Phương pháp nghiên cứu đối với luận văn này chủ yếu là áp dụng phương pháp tổng hợp tài liệu để nghiên cứu, từ những tổng hợp đó để liệt kê, phân tích, so sánh và đánh giá nội dung của luận văn.


    Luận văn với đề tài “Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” gồm 2 chương với bố cục như sau:

    - Chương 1: Giới thiệu chung về đàm phán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nội dung của chương này chủ yếu khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nội dung cơ bản của đàm phán và các hình thức cơ bản của đàm phán.


    - Chương 2: Những điều khoản cơ bản trong đàm phán giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là chương giới thiệu về một số kỹ năng tạo thuận lợi trong đàm phán những điều khoản cơ bản trong giao kết hợp đồng. Từ đó đưa ra các hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán của các bên trong hợp đồng. Qua đó để thấy được vai trò của các điều khoản trong hợp đồng là vô cùng quan trọng.


    Bên cạnh đó luận văn còn bao gồm lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.


    Với đề tài nghiên cứu trên, tác giả đã phần nào khái quát lên quá trình đàm phán những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên trong giai đoạn hiện nay dựa trên cơ sở Luật thương mại Việt Nam 2005. Tuy nhiên ừong quá trình thực hiện, dù đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhưng cùng với nổ lực bản thân và sự giúp đỡ của mọi người trong việc tìm nguồn tài liệu, . tác giả đã có thể thuận lợi xây dựng được nội dung của luận văn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy cô và các bạn, đặc biệt là thầy Diệp Ngọc Dũng đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...