Tiểu Luận Những điều cần lưu ý khi đàm phán với người Nhật Bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÀM PHÁN 4
    1.1. Khái niệm và đặc điểm về đàm phán kinh doanh. 4
    1.1.1. Khái niệm về đàm phán kinh doanh. 4
    1.1.2. Đặc điểm đàm phán kinh doanh. 4
    1.2. Các hình thức và giai đoạn đàm phán trong kinh tế quốc tế. 4
    1.2.1. Các hình thức đàm phán. 4
    1.2.2. Các giai đoạn đàm phán. 4
    1.3. Một số loại hình chiến lược trong đàm phán. 12
    1.3.1. Chiến lược đàm phán kiểu cứng. 12
    1.3.2. Chiến lược đàm phán kiểu mềm 12
    1.3.3. Chiến lược đàm phán có nguyên tắc. 13
    Chương 2: VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA KINH DOANH VÀ PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA NHẬT BẢN 14
    2.1. Vài nét về đất nước đất nước và con người Nhật Bản. 14
    2.1.1. Vài nét về đất nước Nhật Bản. 14
    2.1.2. Vài nét về con người Nhật Bản. 14
    2.2. Văn hóa đặc trưng và văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản. 14
    2.2.1. Văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. 14
    2.2.2. Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản. 15
    2.3. Phong cách đàm phán của người Nhật Bản. 17
    2.3.1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc. 17
    2.3.2. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 17
    2.3.3. Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp. 17
    2.3.4. Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán. 18
    2.3.5. Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm 18
    2.3.6. Cách nói giảm nói tránh. 19
    2.3.7. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. 19
    Chương 3: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN 20
    3.1. Trước khi đàm phán. 20
    3.1.1. Cách cúi chào. 20
    3.1.2. Danh thiếp và cách đưa danh thiếp. 21
    3.1.3. Vị trí ngồi vào bàn làm việc. 21
    3.2. Trong khi đàm phán. 21
    3.2.1. Cử chỉ điệu bộ. 21
    3.2.2 Cách giao tiếp, ứng xử. 22
    3.3. Sau khi đàm phán. 24
    KẾT LUẬN 25

    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên không nằm ngoài xu thế này. Hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung là cầu nối giúp cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh của mình, tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đàm phán là một khâu quan trọng, là tiền đề cần thiết để tổ chức và triển khai các hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
    Với chính sách mở cửa: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, đất nước ta đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng. Đến nay các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang triển khai nhiều hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế quốc tế khác với các doanh nghiệp Việt Nam. Do nhiều yếu tố khách quan tác động, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện là một trong những đối tác khó đàm phán. Thực tế cho thấy các đoàn đàm phán kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Nhật Bản rất thận trọng, phong thái đặc thù, vận dụng chiến lược và chiến thuật đa dạng và rất kiên trì trong đàm phán. Điều tất yếu nẩy sinh là để đạt được mục tiêu của mình trên bàn đàm phán chúng ta cần tìm hiểu một cách toàn diện và kỹ lưỡng. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi chiến lược và chiến thuật cũng như nghệ thuật đàm phán từ các doanh nghiệp Nhật Bản.
    Chúng ta đều biết mỗi quốc gia có một nền văn hoá khác nhau và đó chính là yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách đàm phán khác nhau.Với những đặc điểm khác biệt trong quan niệm, tư duy, văn hoá giao tiếp và phong cách ứng xử nên việc lựa chọn chiến lược, bước đi trong quá trình đàm phán của mỗi đối tác nước ngoài cũng có đặc điểm riêng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản do chịu tác động của những yếu tố văn hoá đặc thù nên họ có nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp khác trên thế giới trong quá trình đàm phán.
    Với những lý do trên, việc tìm hiểu tác động của nền văn hoá Nhật Bản trong đàm phán nói chung, đặc biệt là khi doanh nghiệp Việt Nam đàm phán với doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng là điều cần thiết vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vì qua đó góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam giữ thế chủ động và đạt được mục tiêu trong quá trình đàm phán. Vì vậy nhóm chúng tôi xin nghiên cứu đề tài: “Những điều cần lưu ý khi đàm phán với người Nhật Bản”.
    Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích của tiểu luận là nghiên cứu một cách hệ thống tác động của văn hoá nói chung, cụ thể là văn hoá Nhật Bản nói riêng đến phong cách đàm phán kinh doanh quốc tế, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có thể giành được thế chủ động hơn khi tiến hành đàm phán với doanh nghiệp Nhật Bản .
    Để đạt được mục đích này, bài tiểu luận thực hiện hệ thống hoá các vấn đề lý luận trong đó chú trọng việc nghiên cứu văn hoá, phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản, xem xét ảnh hưởng của văn hoá Nhật Bản đến quá trình tổ chức đàm phán để tìm ra các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu của mình khi đàm phán với doanh nghiệp Nhật Bản.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tập hợp những yếu tố của văn hoá như quan niệm, tư duy, phong cách giao tiếp và ứng xử trong việc hình thành nên những nét đặc trưng về văn hoá doanh nghiệp và phong cách đàm phán của doanh nghiệp Nhật Bản.
    Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận giới hạn ở việc phân tích để làm rõ vài trò và tác động của văn hóa Nhật Bản trong đàm phán kinh tế quốc tế từ đó đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động đạt mục tiêu của mình khi đàm phán với doanh nghiệp Nhật Bản.
    Cấu trúc của bài tiểu luận như sau:
    Chương 1: Khái quát chung về đàm phán.
    Chương 2: Vài nét về đất nước, con người, văn hóa kinh doanh và phong cách đàm phán của người Nhật Bản.
    Chương 3: Những điều cần lưu ý khi đàm phán với người Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...