Tiểu Luận Những điều cần biết về luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI THẢO LUẬN:

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2010
    GIẢNG VIÊN: PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa

    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây, vai trò của các ngân hàng trung ương đã có sự thay đổi rất lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng đã tác động mạnh mẽ tới việc điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng trung ương, dẫn đến yêu cầu cấp thiết trong việc mở rộng vai trò của các ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính và giám sát rủi ro hệ thống hiệu quả.
    Tại Việt Nam, Ngân hàng trung ương có mức độ độc lập rất thấp, đồng thời sự khác biệt về thể chế chính trị của Việt Nam so với các quốc gia khác là thể chế tập trung hành chính, theo đó Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách tiền tệ. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống tài chính nói riêng đã đặt ra yêu cầu có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là Ngân hàng trung ương và các cơ quan liên quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.
    Bên cạnh đó, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế, nhiều văn bản mới đã được ban hành trong thời gian qua; nhiều chủ trương, chính sách và định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước về hoạt động ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng đã được ban hành, nên cần có hệ thống văn bản pháp luật ngân hàng đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý để thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh cải cách, đổi mới về tổ chức và hoạt động của NHNN.

    Ngày 16/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11. Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 có nhiều nội dung thay đổi, sửa đổi so với Luật NHNN Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003.
    MỤC LỤC
    A. LỜI NÓI ĐẦU 3
    B. NỘI DUNG 5
    I. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬT NGÂN HÀNG NH À NƯỚC NĂM 1997. 5
    1. Chính sách tiền tệ quốc gia: 5
    2. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia. 6
    3. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 7
    II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG LUẬT NGÂN HÀNG NH À NƯỚC 2010 9
    III. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NĂM 2010. 10
    1. Hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ. 10
    2. Thẩm quyền cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ. 11
    3. Đối với việc thực hiện chức năng giám sát an toàn hoạt động của các TCTD và an toàn hệ thống các TCTD 16
    5. Nội dung góp vốn thành lập doanh nghiệp. 19
    6. Mở tài khỏan của kho bạc nhà nước. 19
    7. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. 20
    C. KẾT LUẬN 23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...