Tiểu Luận Những điều cần biết về khả năng đi biển của tàu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I/ Khái niệm “khả năng đi biển của tàu”. 2
    1. Nhóm các điều kiện về trang thiết bị của con tàu. 2
    2. Nhóm các điều kiện về thuyền bộ của tàu. 3
    3. Nhóm các điều kiện đối với hàng hóa, hành lý. 3
    4. Nhóm các điều kiện về cung ứng thích hợp của tàu. 4
    5. Nhóm các điều kiện về hành khách. 4
    II/ Những quy định pháp luật liên quan đến khả năng đi biển của tàu. 4
    1. Bộ luật hàng hải Việt Nam 4
    2. Quy tắc Hague – Visby 1968. 5
    3. Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM 6
    III/ Giấy chứng nhận khả năng đi biển tại Việt Nam 8
    IV/ Một số cách quy định liên quan đến khả năng đi biển trong một số mẫu hợp đồng 10
    1. Mẫu hợp đồng GENCON 10
    2. Mẫu hợp đồng NUVOY. 10
    3. Mẫu hợp đồng Cementvoy 2006 của BIMCO 11
    V/ Một số án lệ về khả năng đi biển của tàu. 12
    1. Án lệ 1: Hong Kong Fir Shipping v Kawasaki Kisen Kaisha. 12
    2. Án lệ 2: Riverstone Meat Co. v. Lancashire Shipping Co. 15
    3. Án lệ 3: United States Army Corps of Engineers v Arkansas River Co. 17
    KẾT LUẬN 21
    TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
    LỜI MỞ ĐẦU Khi ký kết một hợp đồng thuê tàu hay ký nhận vận đơn, hai bên đều mong chờ những ích lợi sẽ nhận được và không ai muốn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Tuy nhiên, chỉ cần có một chút bất cẩn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ khiến đối phương bị tổn thất, tranh chấp sẽ xảy ra.
    Tranh chấp trong vận tải đường biển có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và một trong những nguyên nhân phổ biến là vấn đề về khả năng đi biển của tàu. Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Rất nhiều vụ án liên quan đến khả năng đi biển đã không được giải quyết một cách thỏa đáng khiến nguyên đơn hoặc bị đơn phải kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Đó cũng chính là lí do nhóm chọn đề tài “Những điều cần biết về khả năng đi biển của tàu”. Với bài tiểu luận này, nhóm hy vọng sẽ giúp các bên của hợp đồng có những kiến thức cơ bản nhất để hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến khả năng đi biển của tàu. Do sự hạn chế về kiến thức và tài liệu, bài viết còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện và có chất lượng hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

    NỘI DUNG I/ Khái niệm “khả năng đi biển của tàu” Khả năng đi biển của tàu biển (seaworthiness), được hiểu một cách đơn giản nhất là khả năng có thể đi biển được, khả năng có thể chịu được sóng gió của tàu biển. Một con tàu có đủ khả năng đi biển là một con tàu khi bắt đầu chuyến đi phải đủ khả năng thích hợp vượt qua được những tai biến, sóng gió thông thường trên biển cả mà những con tàu khác cùng cỡ, cùng loại, chở cùng loại hàng tương tự có thể gặp phải và vượt qua được. Vấn đề đặt ra ở đây là, để có khả năng đi biển, tàu biển cần thỏa mãn những điều kiện gì? Hay nói cách khác, chủ tàu phải trang bị những gì để tàu biển có đủ khả năng đi biển?
    Từ thực tiễn của ngành Vận tải biển (bao gồm cả vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý bằng đường biển), chúng ta nhận thấy rằng, để một tàu biển có đủ khả năng đi biển thì con tàu đó phải thỏa mãn cùng lúc nhiều điều kiện khác nhau. Đó là 5 nhóm điều kiện sau:
    1. Nhóm các điều kiện về trang thiết bị của con tàu Từ quan sát phía bên ngoài cũng như tình trạng bên trong của tôn vỏ tàu, con tàu phải bảo đảm độ kín nước, không bị lồi lõm bất thường (do tác động của ngoại lực). Con tàu phải được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đặc biệt trang thiết bị về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng, phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Tình trạng kỹ thuật của toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị trên tàu luôn ở trạng thái hoạt động tốt, đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm tra, giám định, chứng nhận và cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tương ứng, các giấy chứng nhận này đang còn hiệu lực sử dụng. Các giấy tờ, hồ sơ và tài liệu theo quy định của pháp luật phải luôn luôn được giữ gìn, bảo quản cẩn thận ở trên tàu để phục vụ cho công tác kiểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...