Báo Cáo Những diễn biến mới của kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng tác động đến kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tóm lược tình hình kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng


    Cho tới giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định (hai nền kinh tế mới nổi hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng vai trò là động lực chính cho tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới) nhưng không đồng đều và không chắc chắn, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế là rất khác nhau, những tín hiệu tốt xấu đan xen liên tục và những lo ngại về khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế Mỹ và châu Âu dù đang khởi sắc nhưng với tốc độ chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang phục hồi nhanh chóng vượt trội. Có thể nói, quá trình hồi phục của kinh tế thế giới đã được khẳng định, dù khi này khi khác vẫn còn những nghi ngại và cần nhiều thời gian để khắc phục và vượt qua.


    Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 21/4/2010 của IMF nhận định rằng việc giải quyết vấn đề nợ công đang ở mức quá cao đòi hỏi nhiều nỗ lực và các biện pháp quyết liệt của các Chính phủ cũng như cần nhiều thời gian hơn dự tính. IMF cũng dự báo tình trạng thất nghiệp toàn cầu vẫn ở mức cao trong năm 2010 và 2011 và Chính phủ các nước vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm tỉ lệ thất nghiệp. IMF cho rằng việc giải quyết vấn đề thất nghiệp là thách thức chính sách lớn nhất khi kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái tệ hại nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy, mặc dù tăng trưởng đã trở lại, nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn, tỉ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Do đó, ưu tiên cao nhất hiện nay vẫn là tăng cường phục hồi kinh tế, khôi phục việc làm, cải cách và tăng cường các hệ thống tài chính và tạo sự tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.

    Bảng 1 : Dự báo triển vọng


    kinh tế thế giới và một số nước


    Đơn vị : %

    Tiếp theo báo cáo tháng 1/2010 về triển vọng kinh tế thế giới, vừa qua IMF tiếp tục nâng mức dự báo về kinh tế thế giới và một số nền kinh tế lớn trong năm 2010 và 2011 khi nhận định khủng hoảng kinh tế đã qua và kinh tế các nước đã phục hồi nhanh hơn dự đoán. Kinh tế thế giới, theo dự báo ngày 21/4 của IMF, tăng trưởng 4,2% trong năm 2010 (cao hơn mức 3,9% trong dự báo tháng 1) và giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 4,3% trong năm 2011. Những nền kinh tế lớn nhất của thế giới (trừ các nước khu vực châu Âu) tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao hơn so với dự báo tháng 1 của IMF (chi tiết xem bảng). Cùng với nhận định lạc quan của IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cùng chung nhận định kinh tế toàn cầu đang có nhiều tín hiệu phục hồi rất tích cực, trong đó châu Á vẫn
    tiếp tục là động lực chính cho sự phục hồi.









































    Nguồn : IMF, Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 26/1/2010 và 21/4/2010.


    Tại Mỹ, kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi và đà hồi phục tỏ ra vững chắc, bất chấp khủng hoảng nợ ở châu Âu và GDP quý I của Mỹ bị điều chỉnh xuống 2 lần từ 3,2% xuống 3% và mới đây chính thức điều chỉnh xuống chỉ còn 2,7%. Trong 6 tháng đầu năm 2010 tỉ lệ việc làm tăng trưởng liên tiếp, hoạt động sản xuất công nghiệp được mở rộng, số lượng nhà bán, số lượng đặt hàng hoá lâu bền tiếp tục tăng; chỉ số tiêu dùng và

    tăng trưởng kinh tế tăng, tốc độ thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách giảm so với các tháng trước đã cho thấy những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế nước này.


    Mặc dù kinh tế Mỹ được dự báo có thể tăng trưởng khá trong năm 2010 nhưng Mỹ vẫn phải đối mặt với hàng loạt các thách thức. Các gói kích thích kinh tế đã không tạo ra nhiều việc làm như mong đợi và không thể làm tỉ lệ thất nghiệp dịu lắng. Điều đáng lo ngại nhất là tỉ lệ thất nghiệp gia tăng khiến tiêu dùng cá nhân, chiếm tới 70% GDP, bị giảm sút, gây cản trở tới sự phục hồi kinh tế Mỹ. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ là (i) nợ công của Mỹ ở mức quá cao (ii) thâm hụt ngân sách bang quá cao,
    (iii) năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế Mỹ còn thiếu hụt
    và (iv) cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp hiện nay cũng sẽ tác động tới ngành xuất khẩu Mỹ và hệ thống tài chính quốc tế, từ đó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ.


    Thị trường tài chính Mỹ vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng khi số các ngân hàng Mỹ bị phá sản tiếp tục tăng cao. Trong 7 tháng đầu năm 2010, tại Mỹ đã có thêm 102 ngân hàng phá sản, mặc dù đây chủ yếu là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng địa phương1. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) dự đoán số lượng các ngân hàng Mỹ sụp đổ sẽ đạt mức cao nhất trong quý III/20102 và việc các ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn khoảng 60 tỷ USD trong khoảng thời gian 2010 - 2014.
     
Đang tải...