Tiểu Luận Những điểm tích cực và hạn chế trong quan hệ hôn nhân gia đình của pháp luật phong kíên Việt Nam.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Những điểm tích cực và hạn chế trong quan hệ hôn nhân gia đình của pháp luật phong kíên Việt Nam.
    I. Lời mở đầu
    Trong hệ thống pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì việc đi vào sâu và quy định cụ thể từng vấn đề trong quan hệ hôn nhân gia đình là một điều không thể thiếu. Vì mỗi gia đình là một tế bào nhỏ của xã hội, muốn xã hội ổn định thì phải điều chỉnh từ cái nhỏ nhất là gia đình, khi nào mà mỗi quan hệ trong gia đình có ổn định thì khi đó các quan hệ xã hội mới có sự ổn định.
    Do ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có những hoàn cảnh và phong tục tập quán khác nhau, nên những quy định về hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật trong các thời kỳ khác nhau của một đất nước cũng có sự khác nhau. Việt Nam cũng vậy từ xa xưa khi mà nhà nước và pháp luật mới ra đời thì trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam cũng đã có những quy định cho chế định hôn nhân và gia đình, trong những quy định đó có những điểm mang tính tiến bộ, cũng có những điểm còn có sự hạn chế.
    II. Những nét tiến bộ và hạn chế trong chế định hôn nhân và gia đình của pháp luật phong kiến Việt Nam.
    1. Những điểm tiến bộ.
    Pháp luật phong kiến Việt Nam tiếp thu những phong tục tập quán của dân tộc và bảo vệ quyền lợi của người con gái trong việc xác lập quan hệ hôn nhân.
    Mặc dù quan hệ hôn nhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt, định đoạt, song trong trường hợp người con trai bị các tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì người con gái được kêu quan để trả đồ lễ mà không phải cưới. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì người con trai cũng không phải lấy mà có quyền từ hôn (Đ322 QTHL). Đối với những trường hợp này, sự từ hôn không bị coi là bội hôn. Mặc dù quy định này xuất phát từ lợi ích của gia đình phong kiến song nó đã phần nào thể hiện quan điểm tiến bộ của nhà lập pháp vì đã giành cho người con gái cũng có quyền từ hôn như người con trai, nên đã bảo vệ lợi ích của người con gái. Điều đặc biệt là người con gái không bị phân biệt đối xử khi thoái hôn. Đây cũng là điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê.
    Tuổi kết hôn cũng được quy định khá cụ thể mặc dù những quy định đó rất ít và không bắt kịp so với thời đại hiện nay nhưng nó cũng là một điểm tiến bộ đáng quan tâm, đó là quốc triều hình luật quy định nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi mới được phép kết hôn, quy định tuổi này là hợp lý trong điều kiện xã hội lúc đó, vì một mặt nó đảm bảo mục đích hôn nhân là con cái nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, mặt khác tránh được tệ nạn tảo hôn trong xã hội Việt Nam.
    Do duy trì và bảo vệ chế độ đa thê, nên nhất thiết pháp luật phải xác lập trật tự thê thiếp. Trong Đ309 Quốc triều hình luật quy định trật tự thê thiếp không thể đảo lộn được giữa vợ cả, vợ thứ và nàng hầu. Tuy nhiên người vợ có quyền thưa kiện trong trường hợp người chồng vi phạm trật tự thê thiếp. Nhưng trật tự thê thiếp ở đây chỉ mang tính tương đối, điều quan trọng hơn lfa tình nghĩa vợ chồng. Vì vậy cách cư xử của người vợ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập hôn nhân nhiều vợ của người chồng. Điều đó cho thấy, người vợ cũng có địa vị nhất định trong gia đình và quyền lợi của người vợ cũng được bảo vệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...