Tài liệu Những điểm mới về tranh chấ lao động và giải quyết theo luật sửa đổi , bổ sung một số điều của bộ lu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những điểm mới về tranh chấ lao động và giải quyết theo luật sửa đổi , bổ sung một số điều của bộ luật lao động năm 2006







    uật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (gọi tắt là Luật sửa
    đổi) được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007). Luật sửa đổi bao gồm 3 điều: Điều 1 quy định việc sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động; Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành; Điều 3 quy định về trách nhiệm của Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn thi hành Luật.
    Theo Luật sửa đổi, Chương XIV của Bộ
    luật lao động có 44 điều (thay cho 23 điều được quy định trong Bộ luật lao động năm 1994, đã sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công và giải quyết đình công. Tuy nhiên, bài viết này chỉ phân tích, đánh giá những quy định mới về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
    Những điểm mới cơ bản về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động tập trung vào các vấn đề: Khái niệm tranh chấp lao động; trách nhiệm của công đoàn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết bất đồng, tranh chấp lao động; thẩm quyền giải quyết, thời hiệu





    yêu cầu giải quyết và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
    1. Về khái niệm tranh chấp lao động
    Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã quy định về khái niệm tranh chấp lao động tại khoản 1 Điều 157. Khái niệm này được quy định lại trong Luật sửa đổi theo hướng khái quát và ngắn gọn hơn. Theo Luật sửa đổi, tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động và người sử dụng
    lao động (khoản 1 Điều 157 mới).(1)
    Cùng với việc sửa đổi khái niệm tranh chấp lao động, Luật sửa đổi còn có quy định phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (xem khoản 2, 3 Điều 157 mới). Đây là điểm tiến bộ của Luật sửa đổi so với các quy định trong BLLĐ năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, bởi tranh chấp về quyền và lợi ích khác nhau cơ bản ở khả năng có hay không sự vi phạm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động của các bên chủ thể, từ đó




    * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    tác động đến mục đích của các bên khi tham gia tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp của các tổ chức, cơ quan hữu quan. Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động theo đó mà được lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
    Để làm rõ các khái niệm tranh chấp lao
    động được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 157 mới, tại khoản 4 và khoản 5 điều này, hai khái niệm mới được quy định: Tập thể lao động và điều kiện lao động mới. Theo khoản 4 “tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp”. Khái niệm này sẽ quyết định tới việc xác định phạm vi của tranh chấp lao động tập thể và phạm vi của đình công. Thông qua khái niệm tập thể lao động, Nhà nước tiếp tục chỉ thừa nhận là tranh chấp lao động tập thể trong phạm vi tối đa một doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước cũng chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong phạm vi một doanh nghiệp mới được coi là hợp pháp. Nhìn nhận từ phương diện khoa học và thực tiễn quy định này không hẳn hợp lí. Trong tương lai, khi điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ và ý thức pháp luật của các bên và các chủ thể hữu quan, năng lực quản lí của Nhà nước về lao động được cải thiện, chúng ta cần thay đổi quan điểm này. Khái niệm điều kiện lao động mới theo quy định tại khoản 5 cũng không đảm bảo về kĩ thuật lập pháp. Vấn đề này cần phải được xử lí trong văn bản hướng dẫn thi hành để tránh sự hiểu lầm từ phía người thực hiện và cơ quan áp dụng pháp luật.



    2. Về trách nhiệm của tổ chức công đoàn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết bất đồng, tranh chấp lao động
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 159
    mới, trách nhiệm của công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động được tăng cường một bước. Cụ thể, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện của tập thể lao động (trong trường hợp doanh nghiệp không có công đoàn) trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Quy định này nếu được tổ chức thực hiện tốt trên thực tế sẽ giải quyết hiệu quả các tranh chấp lao động ở nước ta trong thời gian tới. Thế nhưng, không phải chờ đến quy định này công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở mới thực hiện trách nhiệm này, bởi theo hướng dẫn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công đoàn cấp trên vẫn có những hỗ trợ nhất định cho công đoàn cấp cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, do chưa được quy định trong một văn bản có giá trị pháp lí cao như Bộ luật lao động nên việc làm này của công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp.
    Cùng với việc quy định tăng cường trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tại khoản 3 Điều 159 mới, Nhà nước cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết kịp thời những vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền dẫn tới sự ngừng việc tạm thời của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...