Luận Văn Những điểm mới trong các chế độ của loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật Bảo hiểm xã hội so

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁC CHẾ ĐỘ CỦA LOẠI HÌNH BHXH BẮT BUỘC TRONG LUẬT BHXH SO VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY VỀ BHXH



    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Sau mười một năm không ngừng nỗ lực và phấn đấu, cuối cùng Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của đất nước. Chính điều đó sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Để đảm bảo cho quá trình phát triển đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, một loạt các Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006, trong đó có Luật BHXH.

    Luật BHXH ra đời nhằm mục đích đảm bảo an sinh xã hội, cũng như điều chỉnh quan hệ xã hội cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Vậy, để thực hiện được mục đích đó Luật BHXH đã có những gì thay đổi so với những quy định hiện nay về BHXH. Đó chính là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài này.

    Theo Luật BHXH, BHXH bao gồm 3 loại hình sau:

    - BHXH bắt buộc: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007.

    - BHXH tự nguyện: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2008

    - BH thất nghiệp: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

    Trong ba loại hình đó, trong bài thảo luận này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vào loại hình BHXH bắt buộc - loại hình sẽ có hiệu lực sớm nhất. Và cụ thể là chúng tôi sẽ trình bày những điểm mới của loại hình này trong 5 chế độ: trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất so với những quy định hiện nay về 5 chế độ này.

















    II. NỘI DUNG

    1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

    a. Về điều kiện hưởng

    · Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con:

    + Quy định hiện nay: Khống chế chỉ thực hiện với con thứ nhất và thứ hai (kể cả con nuôi)

    + Luật BHXH: Không khống chế ( Điều 22 - khoản 2)

    b. Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

    · Trường hợp lao động bị ốm đau đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm được quy định như sau:

    - Làm việc trong điều kiện bình thường:

    + Quy định hiện nay: Được hưởng 50 ngày

    + Luật BHXH: Được hưởng 60 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm a)

    - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

    + Quy định hiện nay: Được hưởng 60 ngày

    + Luật BHXH: Được hưởng 70 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm b)

    Như vậy, so với quy định hiện nay, Luật BHXH đã tăng thêm thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm lên 10 ngày.

    · Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, mà cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH:

    - Quy định hiện nay: Chỉ một người được hưởng trợ cấp BHXH trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

    - Luật BHXH: (bổ sung) Nếu một người đã hết hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ ốm đau theo quy định. (Điều 24 - khoản 2)

    c. Về mức hưởng chế độ ốm đau:

    · Trường hợp người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đã hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiệp tục điều trị:

    - Quy định hiện nay: Được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn

    - Luật BHXH: (bổ sung) Nếu số tiền hưởng theo tỷ lệ quy định thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung (Điều 25 - khoản 4)

    d. Về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:

    - Quy định hiện nay: không có

    - Luật BHXH: Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày trong một năm (Điều 26)

    2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

    a. Về điều kiện hưởng trợ cấp:

    - Quy định hiện nay: lao động nữ mang thai, sinh con.

    - Luật BHXH:

    Bổ sung hai trường hợp nữa cũng được hưởng chế độ này:

    + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi

    + Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản (Quy định hiện nay: trường hợp này thuộc chế độ ốm đau)

    Đưa ra điều kiện với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con (Điều 28 - khoản 2)

    Như vậy, so với quy định hiện nay, luật BHXH đã quy định thời gian tối thiểu tham gia BHXH trước khi hưởng chế độ thai sản trong một số trường hợp. Do đó nó đã khắc phục được hiện tượng lạm dụng chế độ thai sản.

    b. Về thời gian hưởng chế độ thai sản

    · Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

    - Quy định hiện nay: 3 lần, mỗi lần một ngày

    - Luật BHXH: 5 lần, mỗi lần một ngày (Điều 29)

    · Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoạc thai chết lưu:

    - Quy định hiện nay: chỉ quy định trong trường hợp sảy thai:

    + Nếu thai dưới 3 tháng: nghỉ việc 20 ngày

    + Nếu thai từ 3 tháng trở lên: nghỉ việc 30 ngày

    - Luật BHXH: quy định cho các trường hợp sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

    + Nếu thai dưới 1 tháng: nghỉ việc 10 ngày

    + Nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng: nghỉ việc 20 ngày.

    + Nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: nghỉ việc 40 ngày.

    + Nếu thai từ 6 tháng trở lên: nghỉ việc 50 ngày (Điều 30)

    Như vậy, so với quy định hiện nay thì luật BHXH đã quy định cụ thể hơn nhiều về thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
    Các Tags thường tìm kiếm:
     
Đang tải...