Tiểu Luận Những điểm mới của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI LÀM
    A. Mở đầu

    Trải qua quá trình thực hiện pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao đã cho thấy những điểm bất cập so với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Chính vì vậy, Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2007 đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân thay cho Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao. Nội dung của Luật thuế thu nhập cá nhân đã có những thay đổi cơ bản và có những điểm mới so với Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao.
    B. Những điểm mới của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
    1. Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế.
    Luật thuế thu nhập cá nhân xác định đối tượng nộp thuế dựa trên tiêu chí là cá nhân “cư trú”. Đây là một điểm mới và cũng là ưu điểm so với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Bởi vì trước đây pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao dựa trên 3 tiêu chí đó là quốc tịch (“ công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác lao động ở nước ngoài có thu nhập”), lãnh thổ (“ người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không làm việc ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam”) và cư trú (“ cá nhân là người không mang quóc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam”) để xác định đối tượng nộp thuế. Chính điều này làm cho pháp luật về thuế thu nhập của nước ta có những sự khác biệt so với pháp luật các nước khác trên thế giới. Bởi vì một số nước trên thế giới dựa vào tiêu chí “cư trú” để xác định đối tượng nộp thuế. Vì vậy dễ xảy ra khả năng đánh thuế trùng giữa các quốc gia. Gây ra tâm lý e ngại của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Đối với đất nước ta, điều này là không có lợi. Khi xác định đối tượng nộp thuế dựa vào tiêu chí “cư trú”, thứ nhất nó tương đồng với pháp luật của các quốc gia trên thế giới, thứ hai là nó giúp cho việc thực hiện được đơn giản và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng là người cư trú trong luật thuế TNCN cũng có khác so với pháp lệnh. Luật thuế TNCN đã quy định mềm dẻo linh hoạt hơn khi quy định Cá nhân cư trú có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày có mặt tại Việt Nam. Nếu như theo pháp lệnh thì cư trú được xác định là có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam. Điều này sẽ gây ra một thực tế đó là có những cá nhân có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày, nhưng ở những tháng gián đoạn, không liên tục. Như vậy thì họ không được coi là cá nhân cư trú. Và pháp lệnh không thể bao quát hết những đối tượng như vậy. Với quy định mới của luật thuế TNCN, đã bao quát hơn đối tượng nộp thuế. Khắc phục được những hạn chế của pháp lệnh.
    Nếu như pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ điều chỉnh những cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, chuyển giao công nghệ, còn những cá nhân khác có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thì lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh. Mặc dù ở thời kì này, những hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, chưa thật sự phổ biến nhưng nó vẫn diễn ra. Nhưng theo quy định của pháp luật thì thu nhập phát sinh từ những hoạt động này không phải nộp thuế. Điều này đã làm cho ngân sách nhà nước mất đi một nguồn thu đáng kể. Đồng thời nó là sự không công bằng giữa các chủ thể khi có thu nhập phát sinh từ các nguồn khác nhau nhưng có chủ thể phải nộp thuế, có chủ thể không phải nộp thuế. Luật thuế TNCN đã mở rộng đối tượng nộp thuế bằng cách bổ sung thêm các chủ thể phải nộp thuế khi có thu nhập phát sinh từ:
    - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
    - Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
    - Thu nhập từ đầu tư vốn
    - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
    - Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: Trúng thưởng xổ số; Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
    - Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...