Tiểu Luận Những điểm mới của luật ngân hàng nhà nước việt nam năm 2010

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 10
    1.1. Sự hình thành Luật NHNNVN. 10
    1.1.1 Lịch sử NHNNVN 10
    1.1.2 Cơ sở hình thành Luật NHNNVN 10

    1.2 Luật NHNNVN năm 1997 11
    1.2.1 Nội dung chính. 11
    1.2.2 Đánh giá Luật NHNNVN 1997 và yêu cầu đổi mới. 11
    1.2.2.1 Tổng kết quá trình thực hiện Luật NHNNVN 1997. 11
    1.2.2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh luật ngân hàng. 12
    1.3 Luật NHNNVN năm 2010. 14
    1.3.1 Nội dung chính Luật NHNNVN 2010. 14
    1.3.2 Điểm đổi mới của Luật NHNNVN 2010 so với Luật NHNNVN 1997 14
    Chương II: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2010 SO VỚI LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1997. 16
    2.1 Địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam . 16
    2.2 Cơ cấu tổ chức của NHNNVN 18
    2.3 CSTT Quốc gia 19
    2.3.1 Khái niệm CSTT Quốc gia. 19
    2.3.2 Thẩm quyền quyết định CSTT của Việt Nam 20
    2.3.3 Các công cụ của CSTT Quốc gia. 21
    2.3.3.1 Công cụ tái cấp vốn. 21
    2.3.3.2 Lãi suất 22
    2.3.3.3 Tỷ giá hối đoái 23
    2.3.3.4 Dự trữ bắt buộc. 23
    2.3.3.5 Nghiệp vụ thị trường mở. 23
    2.4 Lĩnh vực thanh tra, giám sát. 24
    2.4.1 Khái niệm 24
    2.4.2 Tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng. 24
    2.4.2 Mục đích thanh tra, GSNH 25
    2.4.3 Nguyên tắc hoạt động. 28
    2.4.4 Thanh tra ngân hàng. 31
    2.4.4.1 Đối tượng thanh tra. 31
    2.4.4.2 Căn cứ ra quyết định thanh tra. 33
    2.4.4.3 Nội dung thanh tra. 35
    2.4.6 Giám sát ngân hàng. 35
    2.4.6.1 Đối tượng giám sát 35
    2.4.6.2 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng giám sát 36
    2.4.7 Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát 36
    2.4.8 Phối hợp trong việc thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng. 37
    2.4.9 Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền TTGSNH của nước ngoài 37
    Chương III: NHẬN XÉT VỀ SỰ THAY ĐỔI LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NĂM 2010 37
    3.1 Mặt tích cực của Luật NHNNVN năm 2010 38
    3.2 Mặt hạn chế của Luật NHNNVN năm 2010 39

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động tài chính là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của một Quốc gia. Một đất nước có nền kinh tế phát triển thịnh vượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hoạt động tài chính. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý về tiền tệ cũng như các hoạt động tài chính Quốc gia chính là Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (NHNNVN). Ra đời năm 1951, NHNNVN đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và mỗi giai đoạn đều có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh thích hợp với từng thời kỳ. Và đối với NHNNVN, văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho các văn bản luật khác trong hệ thống chính là Luật NHNNVN. Luật NHNNVN đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành Ngân hàng, giúp tăng cường hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), góp phần tích cực vào quá trình hình thành nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và duy trì sự ổn định về chính trị-xã hội của đất nước. Những kết quả đáng ghi nhận mà ngành Ngân hàng Việt Nam đã đạt được trong những năm qua đã khẳng định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt của Luật NHNNVN đối với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cũng thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, đòi hỏi NHNNVN thực thi các cam kết quốc tế và áp dụng các thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động không nhỏ đến Việt Nam, gây ra những khó khăn, thách thức cho nền kinh tế trong nước. Cụ thể tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc kiềm chế lạm phát không đạt hiệu quả, gây khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại (NHTM), trong khi đó công cụ lãi suất của Chính sách tiền tệ (CSTT) lại quá cứng nhắc, không có vai trò dẫn dắt thị trường. Đồng thời, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho hoạt động của nền kinh tế biến tướng vượt ra khỏi dự đoán của các nhà kinh tế, dẫn đến yêu cầu cần thiết cho việc mở rộng vai trò của Ngân hàng Trung ương (NHTW), nhằm ổn định hệ thống tài chính trong nước và ổn định nền kinh tế nước nhà. Để góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế như đã nêu và để tiếp tục khẳng định và củng cố địa vị pháp lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động của NHNN trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước thì việc ban hành Luật NHNNVN sửa đổi là cần thiết. Nhận thấy rằng Luật NHNNVN số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNNVN số 10/2003/QH11 không còn phù hợp tình hình kinh tế tài chính, đòi hỏi phải có một văn bản luật mới hơn và phù hợp hơn. Chính vì thế ngày 29/06/2010, Chủ tịch nước ký Lệnh số 08/2010/L-CTN, công bố Luật NHNNVN, Luật này đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 16/06/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011. Nhằm có cái nhìn rõ ràng hơn về Luật NHNNVN năm 2010 và những điểm mới, nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài “NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2010”.

    Kết cấu bài tiểu luận gồm có 3 chương:
    CHƯƠNG 1: Tổng quan về Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
    CHƯƠNG 2: Một số thay đổi của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 so với Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997.
    CHƯƠNG 3: Nhận xét về sự thay đổi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.

    Do giới hạn về kiến thức và thời gian, các ý kiến đưa ra cũng dựa trên đánh giá chủ quan, nên bài tiểu luận nhóm chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót. Mong sự đóng góp ý kiến nhận xét của cô và các bạn để có thể hoàn chỉnh bài tiểu luận hơn nữa. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...