Báo Cáo Những điểm đặc sắc trong chế định thừa kế của bộ Quốc triều hình luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chế định thừa kế trong QTHL mang những giá trị pháp lý và nhân văn hết sức sâu sắc:


    I. Những điểm không giống hoặc không hề có trong pháp luật trung Hoa:

    1. Về bố cục:

    Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà Đường – Đường luật sớ nghị. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương Điền sản mà chương này không hề có trong bộ luật của nhà Đường. Chính điều này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật.

    2. Về nội dung:

    Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế (khác pháp luật Trung Hoa). Trong chương Điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụ thể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ chồng khi goá bụa, về các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sản được thừa kế. Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Quốc triều hình luật quy định hai trình tự thừa kế như sau:

    2.1. Thừa kế theo di chúc:

    Về hình thức di chúc: có di chúc miệng và di chúc viết (chúc thư). Theo tinh thần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết hộ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Nguyên tắc tự do lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào được hưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “lệnh” của ông bà.

    2.2 Thừa kế theo pháp luật:

    Bộ luật quy định khi cha mẹ chết mà không có chúc thư hoặc chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con; hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự.

    quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha mẹ đều chết. Các con trong hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu (Điều 388). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con có ghi rõ cho thừa kế điền sản (Điều 380) và không thất hiếu với cha nuôi. Theo tinh thần Điều 374, 388 thì phần của con vợ cả đều bằng nhau, phần của con vợ lẽ kém phần của con vợ cả và cũng đều bằng nhau. Con nuôi được thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cũng cha mẹ nuôi từ bé thì được hưởng cả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha mẹ nuôi (Điều 380). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng một nửa người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha mẹ đẻ (Điều 381).

    quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy định tại các Điều 374, 375, 376. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...