Tiểu Luận Những đặc trưng về cơ cấu tổ chức, cán bộ của hệ thống chính trị các tỉnh vùng núi phía bắc nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA


    Tiểu luận dài 22 trang:
    Những đặc trưng về cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta
    Dưới góc độ tổng quát, hệ thống chính trị nói chung là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội. Cơ chế này đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội - dân cư khác. Từ cách hiểu tổng quát này, có thể dễ dàng thống nhất nhận thấy, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta như thực tế đã hình thành hiện nay bao gồm các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức, các đoàn thể chính trị - xã hội của quần chúng tham gia vào Mặt trận với tư cách là các thành viên như công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh . Các tổ chức, thiết chế chính trị - xã hội này có mặt ở các cấp độ khác nhau của cùng một hệ thống chính trị toàn vẹn, duy nhất: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
    Về mặt cấu trúc, cơ cấu, hệ thống chính trị được biểu hiện ở hệ thống các tổ chức, thiết chế, trong đó nổi bật là Đảng (lãnh đạo, cầm quyền), Nhà nước (quản lý) và Mặt trận (tập hợp lực lượng thực hiện đại đoàn kết dân tộc, hiệp thương chính trị, hợp tác, hỗ trợ phát triển xã hội vì các mục tiêu chung).
     
Đang tải...