Thạc Sĩ Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ tại An Giang (544 trang)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do lựa chọn đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Nhờ
    chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được
    thể hiện ở Hiến pháp “bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về
    ngôn ngữ”, tiếng Việt được bảo vệ và phát triển trở thành ngôn ngữ
    giao tiếp chung của cả nước, các ngôn ngữ của 53 dân tộc thiểu số
    được bảo tồn và phát huy, thực hiện chức năng là công cụ giao tiếp
    trong nội bộ của dân tộc mình. Hàng loạt các vấn đề về ngôn ngữ dân
    tộc thiểu số đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành
    tựu đáng kể. Tuy nhiên, đáng tiếc là, tiếng Hoa với tư cách là ngôn
    ngữ dân tộc thiểu số của dân tộc Hoa ở Việt Nam thì chưa có công
    trình nghiên cứu đáng kể nào. Đây chính là lí do chúng tôi chọn đề tài
    này. Và, để có thể tập trung khảo sát sâu hơn, chúng tôi chọn địa bàn
    An Giang - nơi có người Hoa sinh sống làm đối tượng khảo sát.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt - Hoa ở An
    Giang, chúng tôi muốn tìm hiểu trạng thái song ngữ xã hội của người
    Hoa ở Việt Nam, như sự phân bố chức năng giữa tiếng Việt với tiếng
    Hoa (cũng như với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác). Để đạt được
    mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: (1) Hệ
    thống hoá những kiến thức về lí luận liên quan đến đề tài. (2) Giới
    thiệu một số nét khái quát về tiếng Hán và các phương ngữ Hán có
    liên quan đến khái niệm tiếng Hoa của người Hoa ở Việt Nam. (3)
    Miêu tả cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang. (4) Khảo sát đặc điểm sử
    dụng ngôn ngữ của người Hoa ở An Giang. (5) Khảo sát việc sử dụng
    ngôn ngữ của học sinh người Hoa trong nhà trường và thái độ ngôn
    ngữ của phụ huynh học sinh người Hoa đối với trạng thái song ngữ
    Việt - Hoa tại địa phương.
    2
    3. Đối tượng và giới hạn tư liệu khảo sát
    Đối tượng khảo sát là những người Hoa đang sinh sống tại
    An Giang. Hiện nay tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực
    thuộc, bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện.
    Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ tập trung vào một số
    địa bàn tiêu biểu cho trạng thái song ngữ Việt - Hoa.
    4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương
    pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội bằng anket kết hợp với quan sát và
    phỏng vấn sâu; phương pháp quy nạp trong nghiên cứu, hệ thống hoá
    vấn đề; phương pháp phân tích định lượng, có sử dụng phần mềm
    SPSS trong xử lí tư liệu; phương pháp đối chiếu và thống kê. Ngoài ra,
    chúng tôi cũng sử dụng các thủ pháp thu thập, phân tích tư liệu mà
    ngôn ngữ học truyền thống thường sử dụng.
    4.2. Mẫu nghiên cứu: Điều tra khảo sát được lựa chọn trên mật độ cư
    trú của người Hoa (nơi người Hoa cư trú tập trung và nơi họ sống xen
    kẽ với cả người Kinh, người Khmer; và nơi người Hoa chỉ cư trú xen
    kẽ với người Kinh); theo giới tính, tuổi tác, nơi sinh, nơi ở, trình độ
    học vấn và nghề nghiệp.
    5. ý nghĩa lí luận và thực tiễn
    5.1. ý nghĩa lí luận: Kết quả khảo sát trạng thái song ngữ Việt - Hoa
    ở An Giang góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng song ngữ xã hội
    từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, như cảnh huống ngôn ngữ, vấn
    đề giao tiếp trong xã hội song ngữ, sự phân bố chức năng giữa các
    ngôn ngữ. Cũng vậy, kết quả khảo sát về thái độ ngôn ngữ cũng như
    tình hình sử dụng ngôn ngữ của học sinh, phụ huynh người Hoa sẽ
    3
    góp phần vào việc nghiên cứu lí luận về chính sách ngôn ngữ - nhất là
    trong tình hình hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.
    5.2. ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu một mặt góp phần vào
    việc nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mặt khác
    sẽ giúp cho Nhà nước mà trước hết là lãnh đạo tỉnh An Giang có cái
    nhìn đầy đủ hơn về tình hình tiếng nói, chữ viết của người Hoa ở Việt
    Nam. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra chính sách cũng như các biện pháp
    thực thi phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của
    người Hoa nói riêng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác nói chung.
    Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho việc xem xét vấn đề giáo dục song
    ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số; việc lựa chọn, đưa một số
    ngôn ngữ dân tộc thiểu số vào thành môn học trong nhà trường.
    6. Cái mới của luận án
    Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
    thống về trạng thái song ngữ Việt - Hoa của người Hoa ở Việt Nam
    tại An Giang. Vì thế, lần đầu tiên các vấn đề về song ngữ xã hội Việt
    - Hoa được khảo sát toàn diện tại địa điểm tương đối có đông người
    Hoa sinh sống là An Giang.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phục lục,
    luận án gồm bốn chương: Chương 1. Những cơ sở lí luận liên quan
    đến luận án. Chương 2. Bức tranh tổng quát về người Hoa với tiếng
    Hoa ở An Giang. Chương 3. Năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng
    ngôn ngữ trong giao tiếp của người Hoa ở An Giang. Chương 4. Đặc
    điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa và thái độ ngôn ngữ
    của học sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà
    trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...