Tài liệu Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta




    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Ðại hội lần thứ VII của Ðảng thông qua năm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự phát triển của đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.










    Nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của Cương lĩnh trong định hướng xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có những biến động phức tạp với bao thử thách hiểm nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới lâm vào thoái trào. Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội hân hoan cho rằng chủ nghĩa xã hội đã cáo chung, chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn chiến thắng. Lúc đó sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội đã tác động đến niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh ấy, Ðảng ta đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đề ra chiến lược kinh tế - xã hội và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000) thu được kết quả quan trọng. Năm 1996 nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới; con đường và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thấy rõ hơn. Chẳng hạn 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh 1991 nêu: Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư

    liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới đã được Dự thảo Cương lĩnh 2011 bổ sung và phát triển thành tám đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tiếp tục xây dựng trong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là:


    1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.




    2. Do nhân dân làm chủ.




    3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ


    công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.




    4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.




    5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn diện.


    6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.


    7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.


    8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.




    Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính toàn diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả

    lời câu hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ biến và tính đặc


    thù của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như thế nào?




    Có thể nói, tính toàn diện và tính thống nhất của các đặc trưng thể hiện ở chỗ các đặc trưng này phản ánh toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ đối ngoại, và sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị, kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội và đối ngoại.


    Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chúng ta có thể tìm thấy trong các đặc trưng về chế độ chính trị và nhà nước.


    Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi của chế độ chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa vị mới của nhân dân, từ nô lệ làm thuê thành người làm chủ; đồng thời xác lập địa vị mới của Ðảng ta, Ðảng cầm quyền. Vì thế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Ðảng lãnh đạo.


    Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò của Ðảng Cộng sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Ðảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để nhân dân làm chủ, nhà nước đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ðảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân làm chủ thể hiện bản chất chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.


    Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là chế độ công


    hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...