Luận Văn Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY. ***** Công cuộc cải cách kinh tế hơn 20 năm (1978- 2003) của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Việc chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường đã dần thay thế thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây bằng thể chế kinh tế thị trường có điều tiết. Thực lực kinh tế nhà nước vẫn được tăng cường, bản chất và định hướng XHCN được giữ vững. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đang là điều bí ẩn đối với không ít trường phái kinh tế học phương Tây. Những thành tựu trong cải cách mở cửa Trung quốc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là sự tiếp tục phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới đương đại ngày nay. Điều đó, đúng như Giang Trạch Dân đã chỉ rõ: "Qua việc tổng kết kinh nghiệm lịch sử, chúng ta thấy rằng, muốn giữ vững chủ nghĩa xã hội, điều dầu tiên là phải làm rõ chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào, đó là vấn đề lý luận cơ bản”. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA TRUNG QUỐC. Cải cách là xu thế tất yếu trong sự phát triển cuả thế giới ngày nay. Cải cách, mở cửa là sự tìm tòi gian khổ trên con đường xây dựng CNXH gần 30 năm qua, là sự lựa chọn tất yếu sau khi tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tế, là kết quả đương nhiên của sự phát triển và hoàn thiện chế độ XHCN ở Trung Quốc. Mục đích của nó là nhằm thay đổi căn bản thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ, kìm hãm sự phát triển của kinh tế để xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN với mục đích giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, tìm tòi con đường xây dựng XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. 1. Đánh giá về mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung được xây dựng ở Trung quốc trước cải cách (1978). Thể chế kinh tế kế hoạch ở Trung Quốc được xây dựng theo mô hình của Liên Xô (cũ). Thể chế kinh tế kế hoạch tập trung đã từng phát huy tác dụng tích cực trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt thời kỳ đầu mới lập nước. Nhưng do nó loại bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phủ định tác dụng của cơ chế thị trường nên sự trói buộc của nó đối với sức sản xuất ngày càng rõ rệt. Trong thời gian lâu dài, Trung quốc thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch một cách chặt chẽ, coi quan hệ hàng hoá tiền tệ và kinh tế thị trường là thuộc phạm trù tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, kinh tế tư nhân, cơ chế thị trường, kinh tế thị trường không được luật pháp thừa nhận. Để xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc, chế độ công hữu đã được nhanh chóng xác lập. Xuất phát từ quan điểm cho rằng nền kinh tế càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt và quy mô các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa càng lớn càng tốt nên các loại hình kinh tế tư nhân ở Trung quốc bị nhanh chóng xoá bỏ. Quan điểm ấy phản ánh khuynh hướng chủ quan, nóng vội, muốn hoàn thành nhanh chóng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thực tế, trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa khi xây dựng các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể thường chú trọng về quy mô, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Chính quan điểm này đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức, bước đi trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc, trong lựa chọn mô hình kinh tế. Bài học lịch sử cho thấy, việc xác lập quan hệ sản xuất mới, cần phải nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phải thực sự tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Mục đích trong cải tạo xã hội chủ nghĩa phải hướng tới sự phát triển của lực lượng sản xuất. ở Trung quốc, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung được xây dựng với hệ thống quản lý cồng kềnh, hiệu lực thấp; công tác Đảng và chính quyền chồng chéo lên nhau. Bộ máy quản lý nhà nước như vậy không thể tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thời kỳ trước cải cách mở cửa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung quốc luôn xuất hiện những bước đi quanh co và sai lầm, nhiều lệch lạc về tư tưởng. Thứ nhất, do nhận thức không rõ về mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung quốc đương đại, nên đã phạm sai lầm mở rộng đấu tranh giai cấp. Sau khi cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc đương đại là gì? Trong Đảng cộng sản Trung quốc có sự tranh luận và bất đồng rất lớn. Nghị quyết Đại hội VIII (tháng 5/ 1956) của Đảng cộng sản Trung Quốc đã nêu mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, đã được giải quyết về cơ bản; lúc này mâu thuẫn chủ yếu của Trung quốc là "mâu thuẫn giữa yêu cầu của nhân dân muốn xây dựng một nước công nghiệp tiên tiến với thực tế của một nước nông nghiệp lạc hậu, là mâu thuẫn giữa nhu cầu của nhân dân muốn nhanh chóng phát triển kinh tế - văn hoá và tình trạng kinh tế - văn hoá hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân". Thực chất của mâu thuẫn này là "mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa tiên tiến và sức sản xuất lạc hậu". Tuy vậy, từ sau mùa hè 1957, Mao Trạch Đông cho rằng, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung quốc lúc này vẫn là "mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa". Do không nhận định đúng về mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, Trung Quốc đã đánh giá sai lầm về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nước, coi mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là mâu thuẫn chủ yếu nên đưa ra một loạt phương châm chỉ đạo với đường lối "tả" khuynh gây lên sai lầm nghiêm trọng là mở rộng đấu tranh giai cấp, đã gây ra tai hoạ lớn đặc biệt trong "Đại cách mạng văn hoá". Thứ hai, do nhận thức không rõ các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội, gây lên sai lầm là trong hình thức, bước đi đã vượt quá giai đoạn phát triển cụ thể. Khi bước vào thời kỳ quá độ, do nhận định rằng cần phải không ngừng làm cho quan hệ sản xuất "ngày càng to và ngày càng công hữu" Nguyên văn "Nhất đại nhị công" (ND) và chỉ có thế mới có thể đẩy nhanh tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Do phân tích không khách quan, không khoa học đối với tình hình thực tế Trung Quốc trong giai đoạn phát triển trước mắt, nên đã lẫn lộn những nhiệm vụ cụ thể của các giai đoạn phát triển khác nhau, thậm chí tại một số địa phương còn phạm sai lầm đòi xoá bỏ sản xuất hàng hoá, xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
     
Đang tải...