Tiểu Luận Những đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống của các nước Ả Rập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nền văn hóa và xã hội của một quốc gia phần lớn chịu ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử, địa lý và khí hậu. Bán đảo Ả rập chính là nơi hội tụ các điều kiện đó. Thứ nhất, về vị trí địa lý, bán đảo nằm ở một vị trí rất đặc biệt: nằm ở ngã ba nối liền ba châu lục lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi nên nó là đầu mối giao thông tấp nập nhất thời cổ đại, là nơi tiếp xúc của hai khu vực văn minh phương Đông và phương Tây. Hơn thế nữa, nơi đây có nhiều dầu mỏ vào loại bậc nhất thế giới (khoảng 90 tỉ tấn). Do vị trí rất đặc biệt nên vùng đất này có sức hấp dẫn đối với nhiều dân tộc, các đế chế lớn đã thay nhau nắm giữ vùng đất này. Vào đầu thế kỷ XIX, Napoleon Bonaparte (Pháp) từng tuyên bố: Ai kiểm soát được Constantinople – người đó cai trị được thế giới. Hitler cũng từng có kế hoạch lớn và cũng đã từng thất bại trong mưu đồ kiểm soát Địa Trung Hải [10, 55]. Thứ hai, về điều kiện tự nhiên, do phần lớn diện tích bán đảo là vùng sa mạc rộng lớn (chiếm 80% diện tích) cho nên nó nằm tương đối tách biệt với văn minh châu Á và các trung tâm văn minh khác trên thế giới. Thứ ba, về điều kiện khí hậu, do nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới nên bán đảo rất nóng và khô. Nhiệt độ ở đây dao động trong khoảng từ 30 – 60 [SUP]o[/SUP]C, lượng mưa rất ít, dưới 200 mm, ngoại trừ vùng đồng bằng ở rìa Tây Nam bán đảo là nơi có lượng mưa khá lớn, tạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mạnh.
    Những đặc điểm đó đã dẫn đến một hệ quả quan trọng: Ả rập đủ cách xa châu Á để thoát khỏi ảnh hưởng bên ngoài, nhưng lại dễ dàng tiếp thu cái bên ngoài đó, kết hợp với yếu tố bản địa để hình thành một nền văn hóa, một hình thái – cấu trúc xã hội riêng, mang đậm chất Ả rập. Vì vậy, bài viết này bước đầu tìm hiểu và đưa ra một số nhận định ban đầu về đặc điểm văn hóa – xã hội truyền thống[1] của Ả rập, giới hạn ở một số nước Ả rập lớn như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Tunisia
    1. Những đặc điểm của văn hóa các nước Ả rập
    Đặc điểm thứ nhất: Văn hóa Ả rập là nền văn hóa tương đối thuần nhất – Cộng đồng Hồi giáo (Ummah).
    Sự hình thành cộng đồng người là đặc điểm đầu tiên của văn hóa Ả rập truyền thống. Từ thời xa xưa, những cư dân đầu tiên đã xuất hiện sớm ở bán đảo Ả rập. Về sau, khi các tộc người khác tràn vào và đồng hóa họ, một số người lãnh đạo cao nhất của các bộ tộc đã nảy ra ý tưởng hợp nhất các bộ lạc phân tán lên thành một thể thống nhất, một cộng đồng thống nhất. Qua một thời gian dài suy nghĩ, tìm tòi, cuối cùng Muhammad – người sáng lập ra Hồi giáo – đã thực hiện thành công ý tưởng này của các bậc tiền nhân để lại. Tương truyền trong lần hành hương về Medina vào năm 622, Muhammad đã cho đoàn kết các bộ lạc lại với nhau, biến khối Ả rập thành một cộng đồng vững mạnh mà người Hồi gọi là ummah (Cộng đồng Hồi giáo), với danh nghĩa là mệnh lệnh của Allah để thi hành.
    Ummah (Cộng đồng Hồi giáo) ra đời do yêu cầ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...