Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010–37-84
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thị Minh Hiền
    Các thành viên tham gia: TS. Phạm Quang Sáng
                                                  NCS. Nguyễn Đức Chính
                                                  TS. Tạ Thị Ngọc Thanh
                                                  TS. Nguyễn Hồng Thuận
                                                  TS. Trịnh Thị Hồng Hà
                                                  ThS. Phạm Thị Thu Hằng
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: 2010 - 2012

    2. Tính cấp thiết

    Cùng với quá trình Việt Nam tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế (KT) và hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền KT thế giới, những vấn đề về thực tiễn Kinh tế giáo dục (KTGD) phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Đó là những bài toán về cách thức cung cấp dịch vụ GD để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội; sự tồn tại của khu vực tư bên cạnh khu vực công trong GD và vai trò quản lý của Nhà nước; mối quan hệ giữa GD với phát triển vốn nhân lực, với sự phát triển của khoa học công nghê, sự phát triển của KT tri thức, với tăng trưởng và phát triển KT của quốc gia; lao động và chính sách tiền lương đối với giáo viên; hiệu quả của đầu tư cho GD; chi phí – giá thành – giá cả của GD và tính KT quy mô của sản xuất dịch vụ GD; tác động của các chính sách tới sự phát triển của GD. Những vấn đề KTGD đã được quan tâm trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Trước đổi mới KT, Viện Nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp (một trong hai tiền thân của Viện Khoa học GD Việt Nam hiện nay) đã thành lập Ban KT và kế hoạch hóa GD nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế học giáo dục (KTHGD), nhưng với góc độ tiếp cận của cơ chế KT kế hoạch hóa tập trung. Sau đó lĩnh vực nghiên cứu này đã bị bỏ ngỏ một thời gian tương đối dài và bắt đầu được quan tâm trở lại trong những năm gần đây do sự phát sinh của một số vấn đề thực tiễn GD đòi hỏi phải được giải quyết, luận giải trên cơ sở một hệ thống lý luận KTHGD đầy đủ và chặt chẽ. Do đó, việc làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của KTHGD như khái niệm, đối tượng nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quá trình hình thành và phát triển, . hay những đặc điểm và các hướng nghiên cứu chủ đạo của KTHGD trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Nó giúp cho các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu GD hình dung được bức tranh toàn cảnh về KTHGD đương đại, từ đó xác định hướng nghiên cứu và vận dụng khoa học này trong giải quyết các vấn đề thực tiễn GD ở Việt Nam giai đoạn tới.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định các đặc điểm và các hướng nghiên cứu cơ bản của KTHGD trong giai đoạn hiện nay.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Một số vấn đề cơ bản của KTHGD: khái niệm KTHGD, đối tượng nghiên cứu; khái quát các nội dung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu; lịch sử hình thành và phát triển của KTHGD
    - Phân tích những đặc điểm của KTHGD trong nền KT thị trường
    - Những hướng nghiên cứu cơ bản của KTHGD trong giai đoạn hiện nay
    - Khuyến nghị đối với việc nghiên cứu KTHGD ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Tập trung vào hai hướng nghiên cứu là tác động của GD tới sự phát triển KT – xã hội và vấn đề chia sẻ chi phí trong GD.
    - Với mỗi hướng nghiên cứu nêu trên, làm rõ cách tiếp cận, các công thức hoặc mô hình sử dụng trong phân tích (nếu có), các kết quả nghiên cứu và ứng dụng.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp tổng quan tư liệu và khái quát hoá lý luận, nghiên cứu so sánh và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Một số vấn đề cơ bản của kinh tế học giáo dục

    1.1. Các khái niệm và đối tượng nghiên cứu của KTHGD
    1.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu KTHGD
    1.3. Nội dung nghiên cứu của KTHGD
    1.4. Lịch sử hình thành và phát triển KTHGD

    Chương 2. Đặc điểm kinh tế học giáo dục trong nền kinh tế thị trường

    2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường
    2.2. Phân tích những đặc điểm của KTHGD trong nên kinh tế thị trường

    Chương 3. Một số hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục trong giai đoạn hiện nay

    3.1. Tác động của giáo dục tới sự phát triển KT – xã hội
    3.2. Chia sẻ chi phí trong GD

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ được khái niệm kinh tế học giáo dục; Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế học giáo dục;Nêu rõ được đối tượng và phạm vi tượng nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của kinh tế học giáo dục; Một số đặc điểm nổi bật của kinh tế học giáo dục trong nền kinh tế thị trường; Những hướng nghiên cứu chủ đạo của kinh tế học giáo dục trong giai đoạn này; Tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục với phát triển kinh tế xã hội; Khái niệm chi phí, chia sẻ chi phí, các bên tham gia trong chia sẻ chi phí và các cơ sở kinh tế học của việc chia sẻ chi phí trong giáo dục; Tổng quan các phương thức chia sẻ chi phí trong giáo dục. Các tác giả đã khái quát và phân tích những đặc điểm của kinh tế học giáo dục trong nền kinh tế thị trường. Đề tài đã khái quát được các hướng nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học giáo dục trong giai đoạn hiện nay, lựa chọn phân tích sâu 2 hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất hiện nay là tác động của giáo dục tới sự phát triển kinh tế - xã hội và chia sẻ chi phí trong giáo dục. Đối với mỗi hướng nghiên cứu, đề tài làm rõ cách tiếp cận, các công thức hoặc mô hình sử dụng trong phân tích; các kết quả nghiên cứu và vận dụng; phân tích thực trạng ở một số quốc gia trên thế giới về tác động của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế; Mối quan hệ giữa giáo dục với phát triển kinh tế; Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học và giáo dục phổ thông. Đề tài đưa ra một số khuyến nghị đối với việc nghiên cứu KTHGD ở Việt Nam trong giai đoạn tới và từ đó rút ra những kết luận hay bài học về việc vận dụng những lý thuyết trên trong thực tiễn phát triển giáo dục của các quốc gia trên thế giới.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền KT thế giới, do đó ngành GD cũng đang phải đương đầu với những vấn đề chung của toàn cầu. Căn cứ vào những hướng nghiên cứu chính của KTHGD trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn GD của Việt Nam, chúng tôi xin khuyến nghị về những hướng nghiên cứu KTHGD cần được tập trung làm rõ như sau:

    Xác định rõ quan điểm đối với GD ở từng cấp học: ngành GD cần nghiên cứu và đi đến thống nhất quan điểm về việc nhìn nhận GD như một phúc lợi xã hội hay dịch vụ. Nghiên cứu về lĩnh vực tài chính công cho GD: mặc dù miễn học phí ở cấp tiểu học, THCS và áp dụng mức học phí rất thấp ở THPT song trên thực tế việc chia sẻ chi phí đang diễn ra ở hầu hết các cấp học và số tiền mà phụ huynh và học sinh phải đóng góp ngày một nhiều hơn. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho GD: Một thực tế mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt đó là sự khan hiếm nguồn lực công cho GD, thị trường lao động giáo viên. Vận dụng các qui luật Kinh tế thị trường trong GD: một số nghiên cứu cần được tiến hành đối với lĩnh vực này.

    Vận dụng các các tiếp cận thị trường trong cung cấp dịch vụ GD: nghiên cứu giá thành dịch vụ GD ở các cơ sở GD. Xác định cơ cấu và qui mô đào tạo trong từng giai đoạn. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và vấn đề đầu tư vốn con người; Xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ GD, các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đối với lĩnh vực Nâng cao chất lượng GD; Thực hiện công bằng xã hội trong GD: Việc đảm bảo công bằng xã hội trong GD phải được nghiên cứu đảm bảo bằng những nguyên tắc KT.
    Mối quan hệ giữa GD với các vấn đề XH: Các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới bao gồm: GD với vấn đề sức khỏe, tội phạm, bất bình đẳng, chất lượng GD với thu nhập, GD và lao động trẻ em và sự phát triển; GD với trách nhiệm công dân, GD và sự gắn kết XH,


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...