Thạc Sĩ Những đặc điểm tiêu biểu của thơ thời kỳ 1954 - 1964

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 28/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài, Nền thơ cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 trải qua nhiều chặng, đường khác nhau, mỗi chặng đường thơ đều gắn liền với những sự kiện, chính trị lớn, chi phối toàn diện đời sống xã hội và đã đạt được những, thành tựu đáng ghi nhận., Nhìn lại chặng đường thơ hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói thời kì 1954 -, 1964 được đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca, thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Sau những năm kháng chiến chống Pháp, thơ viết về đất nước mở ra nhiều hướng khai thác và có nhiều sáng tạo mới, mẻ. Đây là giai đoạn mà thơ ca có nhiều mùa gặt bội thu. Nhiều nhà thơ tìm, được cảm hứng từ hiện thực và vẻ đẹp của con người hăng say xây dựng cuộc, sống mới. Thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với, chủ nghĩa xã hội. Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc sống cùng với, những tưởng tượng về cuộc sống ngày mai tươi sáng, gần gũi đã tạo nên, những tứ thơ đẹp giàu ước mơ và chân thực. Hai miền Nam Bắc tuy có những, yêu cầu khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ chiến lược: đấu tranh, thống nhất nước nhà., Có thể nói thơ ca thời kỳ này phát triển cao ở nhiều phương diện, từ lực, lượng sáng tác đến sự ra đời của ý thức nghệ thuật mới, cảm hứng mới. Đa, dạng về sự tìm tòi, về cá tính sáng tạo và định hình nhiều phong cách nghệ, thuật, tạo nên sự khởi sắc cho cả một giai đoạn thơ. Hầu hết các nhà thơ đều, xuất bản những tập thơ riêng có giá trị., Tố Hữu, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng cho ra đời tập thơ Gió Lộng, Xuân Diệu giải quyết vấn đề “riêng - chung” qua ba tập thơ: Riêng chung, Mũi Cà Mau - Cầm tay, Một khối hồng. Huy Cận ngợi ca đất nước đổi mới, và dựng xây bằng ba tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca, cuộc đời. Chế Lan Viên thể hiện sự phấn đấu vươn lên “từ thung lũng đau, thương ra cánh đồng vui” trong Ánh sáng và phù sa. Tế Hanh xúc động cao, độ và xót xa thương nhớ đối với Miền Nam, tin tưởng ở miền Bắc: Gửi miền, Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương. Các nhà thơ khác như Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Hoàng Trung Thông đều có những tập thơ của riêng mình, được bạn đọc yêu thích., Thực tế sáng tác, số lượng và chất lượng thơ thời kỳ 1954 – 1964 đã, tạo nên phẩm chất mới cho thơ: cảm xúc thơ phong phú, nhuần nhị, nghệ, thuật thơ có nhiều tìm tòi khám phá, đội ngũ sáng tác đông, có trình độ vốn, sống vững vàng., Qua tìm hiểu thơ Việt Nam 1954 - 1964 chúng tôi nhận thấy thơ ca thời, kì này từ trước tới nay đã được giới chuyên môn quan tâm, nhưng nhìn chung, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện về thành tựu, chất lượng chung cả, phong trào cũng như những đặc điểm nổi bật của nó. Luận văn Đặc điểm thơ, Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 của chúng tôi mong muốn bổ khuyết phần nào, sự thiếu hụt đó, góp phần đưa ra một cách nhìn có hệ thống và đầy đủ hơn về, thơ Việt Nam thời kì 1954 - 1964., Đây cũng là thời kì có nhiều bài thơ được giảng ở trường phổ thông các, cấp, các trường đại học, cao đẳng. Việc chọn đề tài này giúp cho người viết có, cái nhìn sâu rộng hơn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của mình đồng thời, cũng qua đây hy vọng đóng góp phần nào cho quá trình tiếp cận giảng dạy, văn học sử trong nhà trường phổ thông.,

    2. Lịch sử vấn đề

    Thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 là một bộ phận cấu thành nên thơ ca hiện, đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay. Bởi vậy, việc, nghiên cứu đặc điểm của thơ ca giai đoạn này gắn liền với việc nghiên cứu, quá trình hình thành và phát triển của cả nền thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nhìn chung, có thể chia lịch sử nghiên cứu thơ thời kỳ 1954 -, 1964 theo những mảng chính như sau:,

    2.1. Những công trình bàn trực tiếp về thơ thời kỳ 1954 - 1964, Trước hết là các công trình nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình Đại, học ngành Ngữ văn. Ngay từ năm 1961, GS. Hoàng Như Mai đã dành, Chương XXI trong cuốn Văn học Việt Nam thời hiện đại (1945 - 1960) để, trình bày về “Thơ ca hoà bình lập lại”. Trong khi đánh giá chung về sự phát, triển và thành tựu của thơ ca trong vòng 6 năm sau ngày hoà bình (1954), Giáo sư cũng đã bước đầu chỉ ra một số đóng góp của các nhà thơ tiêu biểu, như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh , Đồng thời, năm 1962 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho ra đời, cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập VI (1945- 1960) của PGS, Huỳnh Lý và Trần Văn Hối. Trong đó, các tác giả đã nêu ra ba đặc điểm của, thơ ca giai đoạn này là: thơ đi vào hai loại đề tài là đấu tranh thống nhất nước, nhà và lao động kiến thiết xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc. Những năm về sau, trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả của hai trường Đại học, (Sư phạm và Tổng hợp) tiếp tục có Chương, Mục đánh giá về thơ giai đoạn, 1954 - 1964 như Văn học Việt Nam 1954 - 1964 của Mã Giang Lân- Lê Đắc, Đô (1990). Văn học Việt Nam 1945 -1975, tập I của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, và PGS. Nguyễn Trác, PGS. Trần Hữu Tá. GS. Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ, giai đoạn này đã vượt qua những kể lể mộc mạc của giai đoạn trước, cố gắng, khám phá ra vẻ đẹp bên trong của cuộc sống, khái quát tạo ra những hình, tượng thơ có tính chất điển hình. Thơ không chịu nằm lỳ trong những thể loại, đã định hình từ trước mà nó luôn tìm tòi sáng tạo” ., Năm 1979, trong bộ sách “Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)” viết, cùng giáo sư Phan Cư Đệ, giáo sư Hà Minh Đức có nhận định về “Thơ ca, những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội” như sau: “Cảm hứng về đất, nước anh hùng, về tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ, thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt hai miền. Nhưng trước hết bài ca, về đất nước là bài ca thắng lợi, bài ca xây dựng”., Năm 2003, trong cuốn Văn học Việt Nam trong thời đại mới, PGS., Nguyễn Văn Long cũng đưa ra những nhận định của mình về thơ trong 10 năm, hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp: “Thơ trong khoảng 10 năm từ, 1955 - 1964 đã có bước phát triển mới phong phú đa dạng và vững chắc, trên, cơ sở những thành tựu và phương hướng mà thơ ca kháng chiến đã đạt được”., Bên cạnh những công trình khái quát về một giai đoạn thơ ca nói trên, còn có nhiều bài viết đánh giá chung về tình hình phát triển của văn học qua, các chặng đường. Trong đó có thành tựu của giai đoạn 1954 - 1960 hoặc1954, - 1964. Đáng chú ý có bài viết của Xuân Diệu Mười lăm năm thơ Việt Nam, dân chủ cộng hoà. Đây là lời nói đầu của tập Thơ Việt Nam 1954 - 1960., Mặc dù ở điểm nhìn trong khoảng 5 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng Xuân Diệu đã nhận ra rằng: “ thơ của ta, những năm gần đây 1958, 1959, 1960 có một bước nhảy quan trọng về chất lượng”., Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (1960), Hồ Tuấn, Niêm có bài trên Tạp chí Nghiên cứu văn học “Mười lăm năm văn học Việt, Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà” cũng biểu dương thành tựu của thơ ca, giai đoạn sau 1954 qua một số tác giả tiêu biểu., 2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, Đánh giá thành tựu về thơ của một giai đoạn, không thể tách rời phong, trào sáng tác nói chung với các đỉnh cao của nó. Rất nhiều các bài nghiên cứu, phê bình về các tập thơ, bài thơ của các tác giả ra đời trong thời kỳ 1954 -, 1964 đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn diện mạo của thơ Việt Nam, giai đoạn này., Có thể kể đến các bài của Hoài Thanh, Hà Xuân Trường, Bảo Định, Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố Hữu. Các bài của Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960), của Chế Lan Viên. Các bài của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang, Vũ Đức Phúc viết, về các tập thơ Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964) của Xuân Diệu. Các, bài của Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ, Đào Xuân Quý, Nguyễn Hoành Khung viết, về các tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời, (1963) của Huy Cận. Các bài của Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu Tấn, Nguyễn Đình, Hoàng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập thơ Gửi miền Bắc (1958), Tiếng, sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963) của Tế Hanh , Nhìn chung, các bài viết về từng tập thơ thường hướng theo phân tích, tác phẩm, nghiêng về khẳng định những thành công và đóng góp của tập thơ, khẳng định vị trí của tập thơ trong quá trình sáng tác của tác giả. Các ý kiến, đó thường nghiêng về sự biểu dương các thành tựu của cả phong trào cũng, như đặc điểm phong cách nhà văn. Tuy nhiên nó thường được nhìn nhận một, cách riêng lẻ (nhất là các bài viết về từng tập thơ)., Đó là chưa kể nhiều bài viết giới thiệu các nhà thơ có tác phẩm ra đời, vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thời điểm được mệnh danh là “mùa, gặt” của văn học ta nói chung và thơ ca nói riêng., Với sự xuất hiện của tuyển tập thơ: Tiếng hát miền Nam, Sức mới, (Tập thơ bạn trẻ) cũng có những bài phê bình giới thiệu kịp thời. Trong bài, Tựa tập thơ Sức mới, Chế Lan Viên khẳng định sự phát triển của phong trào, thơ, thành công của một hướng đi: từ cuộc sống gắn bó với cuộc sống “nồng, ấm hơi thở cuộc sống”, tuy còn hạn chế không nhỏ “còn chọn lọc cuộc sống, theo một quan niệm “thi vị hoá” khá lỗi thời” “còn lên gân, nhồi nhét các chữ, ầm ĩ, ồn ào trong lời văn tụng ca cuộc sống”, phải làm sao cho “ngọn lửa lí, tưởng trong thơ của thế hệ trẻ bừng cháy thêm” “chất thép sắc nhọn thêm”, “mỗi ngày càng thêm có màu sắc dân tộc”. Dẫu còn sơ lược và chỉ dừng ở phạm vi thơ trẻ nhưng ít nhiều bài viết của Chế Lan Viên đã mang tính chất, đánh giá phong trào của một thời kỳ thơ., 2.3. Các công trình nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của các nhà thơ, trong đó có, chặng đường 1954 - 1964. Tiêu biểu là các công trình; Nhà thơ Việt Nam, hiện đại [56], Thơ những gương mặt [53], Thơ những cuộc đời [46] Nghệ, Tĩnh gương mặt nhà văn hiện đại [56] Những công trình này thường tập, chung giới thiệu quá trình sáng tác, những nét riêng trong phong cách, cá tính, sáng tạo, sự trưởng thành trên con đường nghệ thuật của các nhà thơ tiêu biểu, trong nền thơ Cách mạng như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Thu Bồn, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật Ở, những công trình này, các bài viết chú trọng tới việc dựng chân dung tổng, quát về từng nhà thơ, khẳng định phần đóng góp và vị trí của từng nhà thơ, trong nền thơ dân tộc, mà không tiếp cận ở góc độ văn học sử - dựng diện, mạo của giai đoạn thơ., Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thơ 1954 - 1964 ta có thể thấy, - Đây là một thời kỳ phát triển mới giàu thành tựu (xét trên nhiều, phương diện từ đội ngũ sáng tác, số lượng tác phẩm, phẩm chất thơ, phong, cách sáng tạo ) trong tiến trình của nền thơ Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá này còn chưa tương xứng với vị trí, thành, tựu và những đóng góp của nó. Phần lớn các công trình, các bài viết, các bài, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm, những tác giả riêng lẻ biệt lập, hoặc được nhắc tới khi nghiên cứu về cả tiến trình chung của thơ Cách mạng, Việt Nam mà chưa xem xét và đặt nó như một đối tượng nghiên cứu riêng, biệt, cũng chưa đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng toàn diện., Với luận văn này, trên cơ sở tiếp thu kế thừa những giáo trình, những bài viết, những nhận định, đánh giá mà các nhà nghiên cứu đưa ra thật sự có giá trị. Đó là những tư liệu định hướng, gợi ý đối với chúng tôi trong quá trình triển khai, đề tài này., 3. Nhiệm vụ nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu đặc điểm thơ thời kỳ 1954 -, 1964 trong tiến trình thơ VNHĐ, từ phương diện cảm hứng và các xu hướng, khám phá thể hiện. Trên cơ sở đó đánh giá, khẳng định thành tựu nổi bật của, thơ thời kỳ này., 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ thời kỳ 1954 - 1964, chủ yếu, là phong trào sáng tác thơ của ba lực lượng: Thơ của các nhà thơ có sáng tác, từ trước Cách mạng tháng Tám, thơ của các nhà thơ trưởng thành trong kháng, chiến chống Pháp và thơ của các nhà thơ trẻ xuất hiện sau 1954., Chủ yếu khảo sát những bài thơ có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ, thuật và một số tập thơ của các nhà thơ tiêu biểu., Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thơ của các tác giả, tiêu biểu từ 1954 - 1964 với trọng tâm là thơ Cách mạng, thơ kháng chiến., Luận văn chưa có điều kiện đề cập tới mảng thơ ở các đô thị miền Nam được, sáng tác theo những cảm hứng nội dung tư tưởng khác. Bên cạnh đó để làm rõ, các đặc điểm thơ Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 luận văn lấy các tác phẩm, tiêu biểu trong thơ các giai đoạn khác để tiến hành so sánh.,

    5. Những đóng góp của luận văn

    Luận văn đóng góp một cách nhìn toàn diện, có hệ thống về thơ thời kỳ, 1954 - 1964. Nêu lên những nhận định bước đầu, có tính chất khái quát mà trước, đây chỉ mới được phác qua về những tác phẩm cụ thể, những khía cạnh riêng lẻ., Phác thảo diện mạo chung của đội ngũ, nêu lên những đường nét cơ, bản về sự vận động và phát triển của lực lượng sáng tác, ý thức nghệ thuật, phong cách nghệ thuật tiêu biểu và các xu hướng vận động phát triển của thơ. Mở rộng phạm vi đề tài, xu hướng khái quát, tổng hợp, triết lí, suy tưởng và, xu hướng tự do hoá hình thức thơ., Qua đó nhằm góp phần khẳng định vai trò - vị trí của giai đoạn thơ, 1954 - 1964 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.,

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp so sánh - lịch sử: phương pháp này nhằm so sánh tìm ra, những đặc điểm tiêu biểu của thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tương quan với, đặc điểm thơ các giai đoạn khác.,

    - Phương pháp hệ thống - phân loại: phương pháp này nhằm tìm kiếm, sắp xếp các yếu tố, có cùng tính chất để phân tích, đánh giá, tổng kết vấn đề., - Phương pháp phân tích tổng hợp: làm nổi lên giá trị của các tác phẩm, thơ, kết cấu văn bản thơ ở từng đơn vị và trong hệ thống vận động của thể loại.,

    7. Cấu trúc luận văn

    Phần mở đầu, Phần nội dung: Gồm 3 chương :,
    - Chương 1: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tiến trình thơ Việt Nam, hiện đại.,
    - Chương 2: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ phương diện cảm hứng, nghệ thuật.,
    - Chương 3: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ các xu hướng khám phá, thể hiện., Phần kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

    • 2.pdf
      Kích thước:
      703.8 KB
      Xem:
      0
Đang tải...