Đồ Án Những đặc điểm của nền kinh tế nhật bản giai đoạn 1952-1973

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những đặc điểm của nền kinh tế nhật bản giai đoạn 1952-1973


    LỜI MỞ ĐẦU

    Nói tới Nhật Bản, không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, sự lớn mạnh của nền kinh tế đã làm cho Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Nhiều báo chí nước ngoài ca ngợi: “Nhật Bản đã trở thành siêu cường về kinh tế”. Tại sao nước đi sau trên con đường tư bản chủ nghĩa- chìm đắm trong chế độ pkong kiến khi nhiều quốc gia phương Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường TBCN lại vươn lên và phát triển mạnh mẽ đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu phân tích những đặc điểm dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản(1952-1973).Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để tham khảo cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

    Đến với Nhật Bản , tức là khám phá quần đảo Nhật Bản nằm ở phía đông đại lục Âu Á, kéo dài 3800km từ 20250 đến 4533 vĩ tuyến bắc. Với tổng diện tích là 377815 km2, gồm 4 quần đảo lớn: Hônsu, Synshu, Hokkaido, Shikoku và 3900 đảo nhỏ khác. Dân số Nhật Bản: 122,2 triệu người(vào năm 1987). Trong đó 99% là người Nhật .

    Nếu như Việt Nam là nứơc có nguồn tài nguyên giàu có “ rừng vàng biển bạc”, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho vạn vật cỏ cây phát triển thì điều kiện tự nhiên của Nhật Bản rất khắc nghiệt- thiên tai, bão lũ, động đất xảy ra thường xuyên. hơn 2/3 diện tích Nhật Bản là đồi núi trong đó có hơn 30 ngọn núi lửa, đất đai trồng trọt ít, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì. Đặc biệt sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào khủng hoảng nhiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề, 13,1 triệu người không có việc làm, đất nước bị quân đội Mỹ chiếm đóng .Dù vậy, sau dó Nhật Bản vẫn vươn lên hàng các cường quốc thế giới, đứng thứ hai sau Mỹ và đạt được nhiều kỷ về phát triển kinh tế xã hội . Đặc biệt là giai đoạn 1952-1973. Trong giai đoạn này nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với năm 1950, giá trị tổng sản phẩm trong nước năm 1973 tăng 20 lần( từ 20 tỷ USD lên 502 tỷ USD), vượt Anh, Pháp,CHLB Đức. Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy ảnh, tivi, vận tải đường biển .và nhanh chóng xây dựng nên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kĩ thuật công nghệ hiện đại. Nhật Bản đã khẳng định vị trí của mình, toả ánh hào quang và duy trì hình ảnh một siêu cường kinh tế khi bước vào thế kỷ XXI.
     
Đang tải...