Chuyên Đề Những đặc điểm chung về tổ chức bộ máy hành chính các nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có thể thấy, trên thế giới hiện nay có các hình thức chính thể như chính thể cộng hòa, quân chủ, quân chủ lập hiến, và tương ứng với các hình thức chính thể đó là các mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước như: mô hình tổng thống, mô hình thủ tướng, mô hình tổng thống/thủ tướng và mô hình quyền lực nhà nước thống nhất. Qua các mô hình, có thể rút ra được những đặc điểm chung trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước như sau:
    1. Về mục tiêu:
    Mục tiêu của các TCHCNN do Nhà nước và các cơ quan HCNN đề ra.
    Mục tiêu của các TCHCNN là thực hiện các chức năng cơ bản của QLHCNN.
    Mục tiêu hoạt động của các TCHCNN mang ý nghĩa xã hội (phục vụ lợi ích công) hơn là ý nghĩa kinh tế (động cơ lợi nhuận).
    2. Địa vị pháp lý của tổ chức.
    Các cơ quan HCNN do Nhà nước thành lập và thay mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng với trình tự vị trí pháp lý theo luật định.
    Mỗi cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước của một quốc gia.
    Vị trí/Địa vị pháp lý của các cơ quan HCNN được quy định thông qua nhiều hình thức như: Hiến pháp, Luật, Văn bản dưới luật.
    Hệ thống các cơ quan HCNN được thành lập có tính tương đối ổn định. Thường các cơ quan nhà nước ở trung ương.
    Ví dụ: ở Mỹ ổn định số lượng 14 Bộ từ ngày thành lập nước Mỹ (Tuyên ngôn độc lập 04/07/1776; Hiến pháp 1787), cho đến sau sự kiện 11/9/2001 thành lập thêm Bộ thứ 15 – Bộ An ninh nội địa.
    Một số nước khác các tổ chức hành chính có thay đổi.
    Trong từng phân hệ số lượng các tổ chức thay đổi như thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức

    3- Tổ chức bộ máy hành chính của các nước trên thế giới phụ thuộc vào chế độ chính trị của nước đó.
    4- Quyền lực – thẩm quyền
    Ø Quyền lực – thẩm quyền là vấn đề quan trọng nhất của một tổ chức hành chính nhà nước.
    Ø Nguồn gốc quyền lực: do Nhà nước trao.
    Do vậy các tổ chức hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước (quyền lực pháp lý) trong QLHCNN có giới hạn theo luật định:
    Ø Bắt buộc thi hành các quy định của cơ quan đó.
    Ø Độc quyền (chỉ có nhà nước mới có)
    Ø Nhà nước có quyền tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định.
    Ø Thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc cá biệt quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
    5- Quy mô hoạt động của tổ chức.
    Tổ chức hành chính nhà nước là tổ chức có quy mô lớn nhất của một quốc gia
    Ø Quy mô về:
    § Số lượng cán bộ, công chức.
    § Số lượng các phân hệ (tổ chức bộ phận) của hệ thống hành chính nhà nước.
    § Chi tiêu công (khách hàng lớn nhất của nền kinh tế).
    Nguồn nhân lực
    Ø Những người làm việc trong các tổ chức hành chính nhà nước phần lớn là các công chức. Họ thực thi công vụ.
    6- Nguồn lực của tổ chức (nhân lực - tài chính).
    Ø Công chức có thể được trao thẩm quyền hành chính nhưng những thẩm quyền đó chỉ có được khi họ được đặt vào các vị trí và đều được quy định rõ ràng bằng VBQPPL.
    Công chức và công vụ được điều chỉnh bằng Luật công vụ - công chức và các VBQPPL khác.
    7- Bộ máy hành chính nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo luật định. Người đứng đầu bộ máy hành chính có thể là Tổng thống hoặc Thủ tướng hoặc kết hợp cả hai.
    8- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước mỗi nước đều bao gồm chính quyền trung ương và chính quyền cấp dưới chính quyền trung ương.
    a. Chính quyền trung trương ở tất cả các nước được tổ chức thành các bộ khác nhau và rất nhiều đơn vị hỗ trợ khác trong và ngoài phạm vi cơ cấu của bộ (nguyên tắc chủ đạo để thành lập các bộ là chức năng); ngoài ra, để thực hiện chức năng lập và điều phối chính sách có hiệu quả (chức năng cơ bản nhất để các chính phủ hoạt động nhịp nhàng), đa số các chính phủ đều có một ban thư ký, đó là văn phòng tổng thống- mô hình cộng hoà tổng thống, hoặc văn phòng thủ tướng/ban thư ký nội các- mô hình cộng hoà nghị viện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...