Luận Văn Những cơ sở khoa học để phục vụ quy hoạch phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những cơ sở khoa học để phục vụ quy hoạch phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010
    Chúng ta đang ở những nấc thang đầu tiên trước tòa lâu đài vĩ đại thiên niên kỷ thứ ba với bao ước vọng mà trí tưởng tượng của con người, dù phong phú đến mấy, cũng khó hình dung hết những thành tựu sắp tới, bởi những bước tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Không gian kinh tế và thương mại ngày càng mở rộng, biên giới kinh tế giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp. Chất lượng cuộc sống của con người ngày một đòi hỏi cao hơn, tinh tế hơn. Các sản phẩm từ cây chè - đồ uống cho con người không nằm ngoài yêu cầu ấy.
    Từ khi sản phẩm chè trở thành hàng hóa, giao lưu trong nhân dân và phần lớn Nhà nước dùng làm hàng hóa trao đổi trên thị trường thế giới mấy thập kỷ qua đã xác định được rằng nó có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân.
    Tuy nhiên, mọi con đường dẫn đến sự thành công đều không tuân theo một lược đồ thẳng tắp, tuyến tính mà đều phải thông qua những trải nghiệm thành công, thất bại. Bản lĩnh của một con người, một tập thể, một cộng đồng đều bộc lộ qua những trải nghiệm đó. Ngành chè đã đi qua những giai đoạn thăng trầm, suy thoái để chứng kiến những ngày tháng đáng tự hào của những năm cuối thế kỷ XX với những đột biến về tốc độ phát triển. Nhưng bước sang thế kỷ XXI, với nhiều biến động của tình hình trong nước và thế giới, ngành chè Việt Nam đã tiếp tục gặp phải không ít những khó khăn và có thể sẽ còn tiếp diễn. Chính vì thế, để phát huy được lợi thế so sánh, khắc phục nhược điểm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung và ngành chè Việt Nam nói riêng, bắt buộc chúng ta phải có những nhận thức và chiến lược đúng đắn trong việc phát triển sản xuất cũng như xuất khẩu mặt hàng chè - một tiềm năng rất lớn của kinh tế Việt Nam.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Tổng quan về thị trường chè thế giới và ngành chè Việt Nam
    Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua
    Chương III: Các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế
     
Đang tải...