Tiểu Luận Những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC NGƯỠNG CỬA WTO
    Lời nói đầu


    Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định , chiếm lĩnh những thị phần nhất định . Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường . Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây .Vì vậy để tồn tại các doanh nghiệp phải vận động và biến đổi ít nhất là ngang bằng với đố thủ cạnh tranh.


    Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức . Ngành bán lẻ Việt Nam là một trong những ngành mở cửa đầu tiên theo lộ trình gia nhập WTO , vì vậy phát triển ngành là hết sức quan trọng và có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp .
    Bài viết của tôi chỉ tập trung nói về những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt Nam trước ngưỡng của WTO .Bài viết gồm nhưng phần chính sau:

    Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam(1)​Môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí (4)​XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM (8)​phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam (13)​Định vị ngành bán lẻ Việt Nam(19)​Bán lẻ Việt Nam: Bắt tay hay sống lay lắt? (21)​Thị trường bán lẻ đang hấp đẫn (23)​Thấy gì từ thị trường bán lẻ Việt Nam ?(26​Định hướng thương hiệu cho ngành bán lẻ Việt Nam (30)​Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài: Cần chuyên nghiệp hóa kênh phân phối hàng hóa (35)​

    Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam


    I. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt động, GATT là công cụ chính của các nước công nghiệp phát triển nhằm điều tiết thương mại hàng hóa của thế giới
    WTO là kết quả của vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994), để tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho phù hợp với nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.
    Với 152 thành viên (tính đến tháng 25/1/2008), WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.


    Chức năng chính của WTO: Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO.
    Phạm vi điều tiết: Hạt nhân của WTO là các hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới thương mại" được các thành viên WTO thương lượng và ký kết. Các hiệp định này là cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thưong mại, đầu tư, chống bán phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp . Đây là những hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những giới hạn đã thỏa thuận.

    Các nguyên tắc chính của WTO:
    - Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);
    - Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan);
    - Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO);
    - Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính "không công bằng" như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);
    - Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾ thành viên của WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm phán với các thành viên WTO.

    II. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam


    Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995. Năm 1996, tại WTO, Nhóm Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sự tham gia của trên 20 nước (hiện nay con số này là gần 40). Từ năm 1996 đến 2001, đàm phán tập trung chủ yếu vào việc làm rõ chế độ và chính sách thương mại của ta, với việc ta phải trả lời hơn 2000 câu hỏi có liên quan đến chính sách thương mại, kinh tế, đầu tư.

    Đến tháng 8/2001, ta chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial Offer) để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên Ban Công tác.
    Về đàm phán song phương: Với việc ta và Hoa Kỳ ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về gia nhập WTO của Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, ngày 31/5/2006), ta đã chính thức hoàn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác yêu cầu đàm phán với ta. Ta đang tích cực vận động Quốc hội Hoa Kỳ sớm thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.


    Về đàm phán đa phương: Đến nay, ta đã tiến hành 15 Phiên họp với Nhóm Công tác về Việt Nam gia nhập WTO. Từ Phiên 9 (tháng 12/2004), ta cùng với Ban Công tác đã bắt đầu xem xét và thảo luận Dự thảo Báo cáo (DR) của Nhóm Công tác. Tại các Phiên 14 và 15 (10/2006), ta đã giải quyết được toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa Việt Nam với một số đối tác, hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập WTO, hoàn chỉnh toàn bộ các tài liệu, chuẩn bị cho phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO xem xét, thông qua việc gia nhập của Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 7/11/2006.
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ ta tham dự Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Tại Lễ gia nhập ngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO sẽ chứng kiến việc ký Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy.


    Sau đó, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội để xem xét thông qua và gửi lại cho Ban thư ký WTO. 30 ngày kể từ sau khi Ban thư ký WTO nhận được văn bản phê chuẩn này của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.
    Đến ngày 11- 1 – 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...