Tiểu Luận Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong quá trình gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới làm cho Việt Nam phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như nó đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức mới.
    kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ các rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Đang chiếm tới hơn 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, các doanh nghiệp bán lẻ ờ Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và hội nhập. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa tới các doanh bán lẻ.Vậy hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang có được những cơ hội nào? Và gặp phải những thách thức gì? Và chúng ta phải có những chiến lược như thế nào nhằm giúp cho doanh nghiệp bán lẻ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập. Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích đề tài:
    “NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO”.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    Khái quát tình hình nước ta trước khi gia nhập WTO:
    Sau 11 năm kiên trì đàm phán, chúng ta đã kết thúc đàm phán cả song phương và đa phương để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo phương án đề ra. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 , trong quá tình hội nhập đó, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trên các lĩnh vực, tính đến năm 2006:
    Kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm ước tăng 8,2% (kế hoạch là 8%). GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là 3,8%), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,4 - 10,5% (kế hoạch là 10,2%), ngành dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế hoạch là 8%).Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%). Sản lượng lương thực vẫn đạt khoảng 40 triệu tấn, duy trì xuất khẩu gạo năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 5 triệu tấn và đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2006.
    chính trị: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 258 nghìn tỷ đồng (dự toán là 237,9 nghìn tỷ đồng), tăng 19%. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt trên 315 nghìn tỷ đồng (dự toán là 294,4 nghìn tỷ đồng), tăng 20%. Bội chi ngân sách nhà nước trong mức 5% GDP (dự toán là 5%).
    Xã hội: Quá trình gia nhập đã góp phần tạo việc làm mới cho 1,6 triệu lao động (kế hoạch là 1,6 triệu), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 19% (kế hoạch là 20%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm dưới 24% (kế hoạch là 24%), tỷ lệ sinh giảm xuống 0,3% (kế hoạch là 0,4%).
    Giáo dục: Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được triển khai tích cực. Công tác tổ chức thi tuyển ở các cấp có tiến bộ. Quy mô đào tạo bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng. Cơ sở vật chất nhà trường được củng cố, tăng cường. Gần 90% địa phương đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp, cải thiện điều kiện dạy và học, tạo diện mạo mới cho các cơ sở giáo dục. Các trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được mở rộng. Cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục đã có một số chuyển biến, được sự đồng thuận của xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...