Luận Văn Những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Du lịch Tiểu vùng sông Meko

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Mặc dù cụm từ “liên kết, hợp tác để phát triển Du lịch” từ lâu đã trở nên rất phổ biến bởi những lợi ích không ai phủ nhận mà nó đem lại. Nhưng cho đến nay, hình thức này ở Việt Nam mới thực sự nở rộ và phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến gần vào WTO, khi Du lịch trở thành một trong những ngành nằm trong quá trình cạnh tranh gay gắt nhất, thì liên kết, hợp tác trong Du lịch để cùng nhau phát triển lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc liên kết và hợp tác khu vực, Du lịch Việt nam đang dần tiến những bước đi đầu tiên trong quá trình Hội nhập khu vực và Hội nhập quốc tế, bởi đó là một trong những con đường tất yếu của quá trình phát triển. Người ta nhắc nhiều đến ASEAN, APEC và gần đây là GMS (Greater Mekong Subregion)- Hiệp hội các nước Tiểu vùng sông Mekong, cùng với EWEC (East-west Economic Corridor)- Hành lang kinh tế Đông Tây với rất nhiều các chương trình hợp tác từ vi mô tới vĩ mô trên hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, giao thông vận tải, thương mại, và đặc biệt là Du lịch.
    Sông Mekong trải dài 4.800 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, đem đến cho khu vực này rất nhiều những lợi thế và tiềm năng phát triển. Từ những nhu cầu tất yếu, năm 1995, Hiệp hội các nước Tiểu vùng sông Mekong đã ra đời, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hội nhập của khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trong những lĩnh vực then chốt được các nước tập trung hợp tác phát triển, Du lịch được đánh giá là một trong những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao của Tiểu vùng sông Mekong, một lĩnh vực đem lại việc làm và lợi ích cụ thể cho người dân, chìa khoá để phát triển kinh tế và giảm đói nghèo trong khu vực. Đến năm 1997, AMTA (Agency for Coordinating Mekong Tourism Activities)- Cơ quan hợp tác Du lịch Tiểu vùng sông Mekong đã ra đời với hàng loạt các chương trình, dự án xúc tiến quá trình hợp tác Du lịch của các nước trong Tiểu vùng, với mong muốn xây dựng hình ảnh “Sáu đất nước- một điểm đến” an toàn, thân thiện và hấp dẫn cho du khách.
    Tuy nhiên mọi vấn đề đều có tính hai mặt, và vấn đề của Du lịch Việt Nam trong quá trình Hội nhập khu vực chính là cái được và cái mất. Hay nói cách khác Hội nhập Du lịch Tiểu vùng sông Mekong sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho Du lịch Việt Nam. Hội nhập là một quá trình tất yếu, nhưng Du lịch Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho quá trình đầy gian nan này chưa và hội nhập như thế nào để tăng mức tối đa những lợi ích, cơ hội, và giảm thiểu tối đa những hạn chế mới là điều quan trọng. Liên kết, hợp tác Du lịch Tiểu vùng sông Mekong sẽ là một trong những động lực thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển, góp phần tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm tối đa các thủ tục và chi phí không cần thiết, đổi mới hình thức quảng bá xúc tiến, tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh của các quốc gia. Sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong thì có đến năm quốc gia có di sản văn hoá thế giới với rất nhiều tiềm năng Du lịch, trong đó có Thái Lan, một cường quốc Du lịch với hai thành phố nằm trong top 10 thành phố Du lịch tốt nhất Châu Á năm 2005. Đó chính là những thách thức cho Du lịch Việt Nam về khả năng cạnh tranh khi mà giá các tour du lịch, giá vận chuyển hàng không cũng như sinh hoạt trung bình của Việt Nam đều cao hơn so với các nước trong khu vực. Đó không chỉ là thách thức cho Du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách nước ngoài mà còn là thách thức cho Du lịch nội địa khi hàng năm người dân Việt Nam ồ ạt đi Thái Lan, Trung Quốc bởi chi phí Du lịch ra nước ngoài thậm chí còn thấp hơn nhiều chi phí du lịch trong nước. Bên cạnh đó còn rất nhiều những thách thức khác về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về khả năng chỉ trở thành một điểm dừng chân làm phong phú thêm các tour du lịch của các nước khác trong các chương trình du lịch xuyên quốc gia khi tài nguyên du lịch đang cạn kiệt dần, và rất nhiều những thách thức khác trước mắt. Trong tiến trình Hội nhập khu vực và quốc tế, hiểu rõ được vị trí, tiềm năng và thách thức cho Du lịch Việt Nam là một vấn đề thực sự quan trọng. Bởi có như vậy chúng ta mới có được những bước tiến đúng đắn, tận dụng được cơ hội để “đi tắt đón đầu”, giải quyết được những mặt hạn chế và không phải chịu nhiều tổn thất trong quá trình Hội nhập.
    Đó cũng chính là lý do tôi tập trung nghiên cứu về đề tài “Hợp tác Du lịch Tiểu vùng Mekong, những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam”. Trước hết là nghiên cứu về hoạt động hợp tác du lịch của các quốc gia trong Tiểu vùng Mekong, những thành tựu đã đạt được cũng như các chương trình, hoạt động mà Hiệp hội này đang xúc tiến để quảng bá cho Du lịch của cả Tiểu vùng. Thêm vào đó, quan trọng hơn, dựa vào những kết quả điều tra, nghiên cứu đã thực hiện, tôi muốn phân tích cụ thể những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam trong quá trình Hội nhập với khu vực. Việt Nam sẽ có cơ hội gì và phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong những hợp tác Du lịch song phương và đa phương với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Nhất là khi con đường xuyên Á và Hành lang kinh tế Đông tây được thực hiện, mở ra rất nhiều những cơ hội để hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trong Tiểu vùng. Thấy rõ vị trí của Du lịch Việt Nam trong khu vực sẽ góp phần xây dựng những chiến lược và con đường đúng đắn trong tiến trình hội nhập và phát triển, đưa tài nguyên du lịch của Việt Nam trở thành sản phẩm du lịch quý giá, ghi dấu một “vẻ đẹp tiềm ẩn” trên bản đồ Du lịch Thế giới.








    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng tôi tập trung nghiên cứu trước tiên là Hiệp hội các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS- Greater Mekong Subregion). Sự ra đời của tổ chức này và những hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong Hiệp hội đặc biệt là trên lĩnh vực Du lịch. Một đối tượng khác cũng được tôi tập trung nghiên cứu là Cơ quan hợp tác Du lịch Tiểu vùng sông Mekong gọi tắt là AMTA (Agency for Coordinating Mekong Tourism Activities) với những chương trình, kế hoạch xúc tiến cho hoạt động hợp tác Du lịch và quảng bá Du lịch cho các nước trong Tiểu vùng. Những kết quả đã đạt được của các chương trình hợp tác này và kế hoạch phát triển xúc tiến phát triển Du lịch trong tương lai của AMTA.
    Hiệp hội các nước Tiểu vùng sông Mekong bao gồm sáu quốc gia là Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Nhưng hoạt động hợp tác của Du lịch Việt Nam song phương và đa phương trong Tiểu vùng diễn ra nhiều nhất và rõ rệt nhất vẫn là hoạt động hợp tác với ba nước láng giềng Thái Lan, Lào và Campuchia. Đây cũng là ba nước có sự cạnh tranh du lịch ảnh hưởng rõ rệt nhất đến Du lịch Việt Nam. Chính vì thế trong nghiên cứu khoa học của mình, bên cạnh các chương trình hợp tác xúc tiến phát triển Du lịch của AMTA cho tất cả các nước thành viên, tôi tập trung nghiên cứu các hoạt động hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với ba nước Thái Lan, Lào và Campuchia. Từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam trong quá trình hợp tác và hội nhập này.


    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Về phương pháp nghiên cứu, trước tiên tôi sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Tôi thu thập, thống kê và hệ thống lại thông tin về sự hợp tác Du lịch Tiểu vùng sông Mekong, đưa ra những đánh giá về kết quả đã đạt được của các chương trình hợp tác này. Bên cạnh đó, phương pháp chủ yếu tôi tiến hành trong quá trình nghiên cứu của mình đó là phương pháp thực địa. Tháng 12 năm 2005 tôi tham gia vào Diễn đàn thanh niên các nước Tiểu vùng sông Mekong lần thứ hai. Trong Diễn đàn này, chúng tôi được khảo sát thực địa tại ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan để cùng trao đổi, đưa ra ý kiến, viết báo cáo, tham luận về các vấn đề liên quan đến giao thông trong Tiểu vùng GMS. Trong chuyến đi, với tư cách là một khách du lịch, tôi đã có cơ hội khảo sát thực địa về tài nguyên, cách khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch nổi tiếng của ba nước. Đây chính là cơ sở ban đầu cho những phân tích và nhận định về thực tế của quá trình hội nhập Du lịch Tiểu vùng Mekong, cũng như những mặt ưu thế và tồn tại của du lịch các nước.
    Bất cứ một phân tích và nhận định nào cũng đều bắt nguồn từ thực tế và phải bắt nguồn từ thực tế. Bởi vậy sau khi hoàn thành Báo cáo khoa học vào tháng 3 năm 2005, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa để hoàn thiện hơn những phân tích, đánh giá trong Khoá luận tốt nghiệp về những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực. Tôi đã thực hiện cuộc hành trình qua ba nướcViệt Nam, Campuchia và Thái Lan (Hà Nội- Hồ Chí Minh- Phnompenh- Siem Riep- Bangkok- Hà Nội). Trong chuyến đi này, với tư cách vừa là người tổ chức chương trình, vừa là khách du lịch, tôi đã hoàn thiện và bổ sung được thêm nhiều thông tin thực tế cho những đánh giá và phân tích của mình trong Khoá luận tốt nghiệp.






    CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
    Khoá luận tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Tài liệu tham khảo được chia làm ba chương như sau:


    Chương 1: Hợp tác du lịch đa phương, một bộ phận quan trọng của
    hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong.
    Chương 2: Các chương trình hợp tác phát triển Du lịch giữa các nước
    Tiểu vùng Mekong.
    Chương 3: Những cơ hội và thách thức cho Du lịch Việt Nam trong quá
    trình hội nhập Du lịch Tiểu vùng sông Mekong.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...