Luận Văn Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung kỳ từ 1884 đến 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài.
    1.1. Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm cuả thực dân
    Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc
    bình định nước ta, giới tư bản Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông
    nghiệp và khai mỏ. Sau Thế chiến I, đầu tư cho nông nghiệp được mở rộng
    và chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu đầu tư của giới thực dân. Quá trình
    khai thác của tư bản Pháp đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều
    chuyển biến. Kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp dần tan rã, kinh tế hàng hoá
    phát triển. Yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) xâm nhập vào nông nghiệp đã
    thúc đẩy sự chuyển biến của xã hội nông thôn, diện mạo nông nghiệp,
    nông thôn có nhiều thay đổi. Nước ta chuyển sang hình thái kinh tế thuộc
    địa có nhân tố TBCN. Ngoài những hạn chế do chính sách bóc lột của giai
    cấp thống trị, kinh tế nông nghiệp nước ta cũng có những đổi thay tích cực
    nhất định. Xem xét những chuyển biến đó để đánh giá khách quan về quá
    trình thực dân hoá trở thành một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học.
    1.2. Bắc Trung Kỳ (Nord-Annam) theo cách phân chia của người
    Pháp gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh để phân biệt với Trung
    Trung Kỳ (Centre-Annam) gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
    và Nam Trung Kỳ (Sud-Annam) gồm các tỉnh từ Bình Định đến Bình
    Thuận. Khu vực này có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên - xã hội, có
    tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, có sức hấp dẫn đối với các nhà
    canh nông. Để hạn chế ảnh hưởng của chính quyền Nam triều, khai thác cả
    vùng đất “bảo hộ”, thực dân Pháp rất chú ý đến khu vực này. Dưới tác
    động khách quan của quá trình khai thác, nông nghiệp Bắc Trung Kỳ có
    những chuyển biến đáng kể. Sự chuyển biến đó tác động đến tình hình kinh
    tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn khu vực. Nghiên
    cứu sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ giúp ta nhìn
    nhận đầy đủ và sâu sắc hơn công cuộc khai thác thực dân ở một khu vực,
    góp phần hiểu đầy đủ hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta.
    1.3. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nông nghiệp, nông thôn Thanh-
    Nghệ-Tĩnh có nhiều thay đổi quan trọng. Tiếp quản các cơ sở kinh doanh
    nông nghiệp thời thuộc Pháp, các tỉnh trong khu vực đã xây dựng nhiều
    2
    nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã kết hợp công-nông nghiệp để
    hình thành các vùng chuyên canh lúa, mía đường, cà phê, bông vải . Khi
    Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, nông nghiệp các tỉnh trong khu vực
    có nhiều thành tựu rõ nét. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, các
    doanh nghiệp quốc doanh tỏ ra lúng túng, các hợp tác xã hoạt động kém
    hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, qui mô hộ gia đình nhỏ bé.
    Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho từng vùng, đầu ra cho nông sản đang là vấn
    đề khó khăn chưa giải quyết được Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá ở khu vực đang gặp nhiều trở ngại. Nếu sự phát triển nền kinh tế của
    chúng ta hiện nay cần đến những di sản về kinh tế của lịch sử thì việc phát
    triển kinh tế nông nghiệp vùng Bắc Trung Kỳ cũ cũng cần đến những kinh
    nghiệm do thời kỳ cận đại để lại. Do vậy, nghiên cứu sự chuyển biến của
    kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp là việc làm có giá trị
    thực tiễn sâu sắc và có ý nghĩa thời sự.
    1.4. Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung
    mảng kiến thức, tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này; với các
    tỉnh Bắc Trung Kỳ, việc làm đó càng cần thiết bởi nông nghiệp chiếm vị trí
    quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế khu vực. Đại bộ phận dân số ở nông
    thôn và chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp. Trong điều kiện tư liệu về
    mảng này còn thiếu thốn, công tác nghiên cứu chưa nhiều, việc bổ sung
    những kiến thức về nông nghiệp khu vực càng thêm ý nghĩa. Riêng với
    chúng tôi, thực hiện đề tài này tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và giảng
    dạy tốt hơn phần lịch sử địa phương Thanh-Nghệ -Tĩnh.
    Với tất cả những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Những
    chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...