Luận Văn Những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với các đối tác kinh doanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 2
    PHẦN NỘI DUNG 4
    Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với đối tác kinh doanh 4

    1.1 Khái niệm 4
    1.2 Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động doanh nghiệp 4
    1.3 Tổng quan về nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập 5
    Chương 2: Thực trạng về các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với đối tác kinh doanh 8
    2.1 Hiện trạng về các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh ngày nay 8
    2.2 Ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức đến mối quan hệ với đối tác kinh doanh – Những vấn đề còn tồn tại 11
    Chương 3: Kiến nghị và giải pháp 16
    3.1 Giải pháp đưa đạo đức kinh doanh vào hoạt động của doanh nghiệp 16
    3.2 Một số kiến nghị của nhóm 18
    PHẦN KẾT LUẬN 23
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề

    Đạo đức trong kinh doanh là một phạm trù rất rộng, câu chuyện còn dài nhưng có lẽ không thừa khi chúng ta nghiệm lại câu nói của một giáo sư người Mỹ khi đề cập đến đạo đức trong kinh doanh: “Cộng đồng cần phải được bảo vệ để tránh khỏi những con người đặt mọi lợi ích cá nhân lên trên hết”. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ vẫn được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”. Điều này hàm ý: Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Ý thức đạo đức trong kinh doanh thể hiện ở mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, dễ thấy nhất là mối quan hệ giữa doanh nghiệp đó với chính khách hàng của mình, là những người lao động của chính doanh nghiệp. Nhưng sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến những đối tác làm ăn của doanh nghiệp, vì đó là những người đóng vai trò quan trọng, tác động đến hoạt động của công ty. Chính vì thế mà những cách hành xử mà doanh nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với đối tác kinh doanh sẽ góp phần hình thành nên niềm tin trong mắt của các đối tác mà doanh nghiệp đang hợp tác làm ăn. Để hiểu rõ hơn những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, và làm thể nào để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với đối tác kinh doanh thì chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu đề tài: Những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với các đối tác kinh doanh.
    2. Mục tiêu – Yêu cầu nghiên cứu
    Tiểu luận trước hết đi vào tìm hiểu các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, qua đó tập trung nghiên cứu thực trạng về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp trong quan hệ làm ăn với các đối tác tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, nhóm chúng tôi xin đề xuất những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức nhằm tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với đối tác kinh doanh.
    Tiểu luận nhằm cung cấp thông tin cho các thành viên trong nhóm đi sâu hơn nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức kinh doanh nói chung, và chuẩn mực đạo đức đối với đối tác nói riêng. Tiểu luận hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
    Yêu cầu nghiên cứu: chủ động, tự giác kết hợp, vận dụng với thực tiễn.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối tác kinh doanh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Giáo trình, sách tham khảo, thư viện, thư viện điện tử, báo điện tử, tạp chí có liên quan,
    6. Kết quả nghiên cứu
    Nắm vững về nội dung các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức kinh doanh với đối tác kinh doanh. Qua đó nhìn nhận đúng về thực trạng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh với các đối tác hiện nay.
    Có những kiến nghị và giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức kinh doanh với các đối tác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...