Luận Văn Những chuẩn mực của kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước và yêu cầ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những chuẩn mực của kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu hoàn thiện nội dung quy trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước của kiểm toán nhà nước







    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Mở đầu



    Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính công của Nhà nước ta, là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu Ngân sách, tăng cường việc sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài nguyên công sản quốc gia tại các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các
    đơn vị kinh tế có sử dụng NSNN.


    Để thực hiện nhiệm vụ trên, sau khi tổng kết 5 năm xây dựng và phát triển của Kiểm toán nhà nước, dựa vào các đề tài khoa học đã được nghiệm thu, Kiểm toán nhà nước đã soạn thảo và ban hành các quy trình kiểm toán chuyên ngành mang tính quy phạm bắt buộc liên quan đến các nguyên tắc, chuẩn mực và công nghệ kiểm toán, trong đó có Quy trình kiểm toán DNNN- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán DNNN, trợ giúp KTV nhà nước những điểm tựa tin cậy trong hoạt động kiểm toán.
    Sau 3 năm áp dụng quy trình kiểm toán DNNN, quy trình đã phát huy tác dụng và đi vào thực tế hoạt động của các cuộc kiểm toán mà Kiểm toán DNNN thực hiện. Trong quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, để kế toán Việt Nam dần hội nhập với kế toán quốc tế. Bộ Tài chính đã và đang ban hành các CMKT của Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam để áp dụng thống nhất trong cả nước. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) CMKT Việt Nam (đợt 1) và Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) CMKT Việt Nam (đợt 2). Việc ban hành các CMKT đã có ảnh hưởng nhiều đến kiểm toán báo cáo tài chính DNNN, đòi hỏi cần phải bổ sung và hoàn thiện nội dung quy trình kiểm toán báo cáo tài chính DNNN của Kiểm toán Nhà nước cho phù hợp với CMKT Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, đề tài " Những ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán

    Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính Doanh nghiệp Nhà nước và yêu cầu hoàn thiện nội dung Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Doanh nghiệp Nhà nước của Kiểm toán Nhà nước hiện nay " nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện và phát huy hiệu quả của quy trình trong hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính DNNN.
    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng CMKT Việt Nam, Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, đề tài cần đạt được các mục tiêu sau:
    - Xác định những ảnh hưởng của CMKT Việt Nam đến kiểm toán Báo cáo tài chính DNNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung của Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính DNNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
    3. Đối tượng nghiên cứu


    Nhằm đạt được các mục tiêu trên của đề tài, xác định đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm vấn đề chính sau:
    - Nghiên cứu CMKT Việt Nam để rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính DNNN .
    - Nghiên cứu nội dung quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính DNNN của Kiểm toán Nhà nước và sự tác động của CMKT Việt Nam để đưa ra những yêu cầu và giải pháp nhằm hoàn thiện nó.
    4. Phạm vi nghiên cứu


    Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của các CMKT Việt Nam (đã ban hành)


    ảnh hưởng đến nội dung kiểm toán báo cáo tài chính DNNN do KTNN thực hiện.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Ngoài các phương pháp cơ bản chung trong nghiên cứu, đề tài chú trong sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh.

    6. Nội dung nghiên cứu


    Đề tài được kết cấu thành 2 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận):


    Chương 1: Những vấn đề về lý luận và sự ảnh hưởng của Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
    Chương 2: Những giải pháp để hoàn thiện nội dung của Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước của Kiểm toán Nhà nước.

    Chương 1


    Những vấn đề về lý luận và sự ảnh hưởng Của


    Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kiểm toán báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp Nhà Nước do Kiểm Toán Nhà Nước thực hiện




    1.1- Những vấn đề về lý luận của chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và qui trình kiểm toán báo cáo tài chính
    1.1.1- Chuẩn mực kế toán Việt Nam


    1.1.1.1- Khái niệm:


    CMKT Việt Nam là các nguyên tắc cơ bản và các qui định có tính mực thước về phương pháp hạch toán, đánh giá, thuyết minh và trình bày thông tin số liệu về lĩnh vực kế toán được áp dụng để hạch toán và lập báo cáo tài chính đảm bảo hoàn toàn trung thực và khách quan về tình trạng và HĐTC của đơn vị.
    Chuẩn mực đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá tài sản, trình bày thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Các giao dịch kinh tế, tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp được đánh giá xử lý và trình bày theo những nguyên tắc kế toán phổ biến được chấp nhận trong CMKT sẽ đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá thực trạng tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng và lợi ích cho các bên liên quan.
    Sự thống nhất trong cách đánh giá, trình bày trong các khoản mục sẽ cung cấp thông tin có thể so sánh được tình hình tài chính của một doanh nghiệp giữa các giai đoạn với nhau, giữa những doanh nghiệp khác nhau, đồng thời cũng tạo
    điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ cho việc quản lý vĩ mô của nhà nước.
    CMKT sẽ đảm bảo độ tin cậy và sự an tâm cho những người sử dụng thông tin kế toán. Thông tin kế toán cung cấp không chỉ quan trọng đối với Nhà nước,
    đối với doanh nghiệp và còn cần thiết đối với mọi đối tượng có quan hệ kinh tế

    Chương 2


    Những giải pháp hoàn thiện


    nội dung của Quy trình kiểm toán


    Báo cáo tài chính DNNN của Kiểm toán nhà nước






    2.1- Hoàn thiện nội dung của Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước của Kiểm toán Nhà nước
    2.1.1- Sự cần thiết phải hoàn thiện nội dung quy của trình kiểm toán báo cáo tài chính Doanh nghiệp Nhà nước của Kiểm toán Nhà nước
    - Quy trình kiểm toán được xây dựng và hoàn thiện phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn quản lý, chất lượng kiểm toán. Nội dung quy trình cũng như phương pháp kiểm toán được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước mới ở giai đoạn ban đầu. Cho nên công tác quản lý, chỉ đạo các cuộc kiểm toán gặp nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề kiểm soát chất lượng của công việc kiểm toán. Mục tiêu, nhiệm vụ được giao phó cho KTV sẽ không được hoàn thành với chất lượng cao nếu như thiếu một quy trình kiểm toán chuẩn để thực hiện nó. Nói một cách khác, báo cáo kiểm toán sẽ không đạt được sự tin cậy như ý muốn nếu như chưa có quy trình kiểm toán hoặc đã có nhưng còn khiếm khuyết. Quy trình kiểm toán chuẩn sẽ tạo sự thống nhất trong tiến hành kiểm toán, cho phép so sánh giữa các cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của các cuộc kiểm toán kế tiếp.
    - Nội dung của Quy trình kiểm toán phải được hoàn thiện sao cho có tác dụng như “ngọn đèn dẫn đường” cho các cuộc kiểm toán. Nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán, giúp KTV xác định được thời gian cần thiết và các phương pháp kiểm toán phù hợp để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, an toàn nhất. Nội dung của Quy trình còn là căn cứ để bố trí sắp đặt công việc và phối hợp công việc giữa các KTV trong việc thực hiện kiểm toán để đảm bảo về mặt tiến độ cũng như chất lượng kiểm toán.
     
Đang tải...