Tiểu Luận Những chủ trương, biện pháp, hậu quả của chế độ &quot quan liêu, bao cấp&quot , vận dụng và phát huy

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu. 2
    I) BỐI CẢNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRƯỚC KHI DIỄN RA ĐỔI MỚI 1986 3
    1.Tình hình trong nước: 3
    2.Tình Hình Thế Giới: 3
    II) NGUYÊN NHÂN CẦN ĐỔI MỚI KINH TẾ NƯỚC TA SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 4
    1.Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khó khăn của đất nước. 4
    2. Động lực chính của công cuộc đổi mới 6
    III) NỘI DUNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NĂM 1986: 9
    1.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến đại hội VIII. 9
    2.Tư duy đổi mới của Đảng về kinh tế thị trường Đại hội IX đến Đại hội XI 10
    IV) NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 16
    1.Nền kinh tế thị trường: 16
    a.Khái niệm: 16
    b.Ưu điểm 16
    c.Nhược điểm 16
    2.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 17
    3.Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: 17
    V) Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 1986. 20


    Lời mở đầu Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất với tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đường lối xây dựng Xã hội chủ nghĩa với mô hình của Liên Xô, đây là mô hình xã hội chủ nghĩa có nhiều khuyết điểm mà hiện nay Đảng Cộng sản VN gọi là mô hình "quan liêu, bao cấp". Với mô hình "quan liêu, bao cấp" nầy, các nước XHCN đồng loạt bị khủng hoảng toàn diện, Liên Xô tiến hành công cuộc Cải tổ, Trung Quốc tiến hành công cuộc Cải cách và mở cửa, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới. Cho đến nay, công cuộc Đổi mới của Việt Nam về cơ bản hoàn thành, đất nước ta đang từng ngày phát triển.
    Đường lối và chính sách đổi mới từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở, nền tảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta. Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy về kinh tế. Đây là bước đột phá cho công cuộc đổi mới các lĩnh vực tiếp theo. Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan lieu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
    Khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Tìm những người có tư duy Đổi mới đưa vào BCH Trung ương Đảng .". Người có tư duy Đổi mới là người biết thế nào là chế độ "quan liêu, bao cấp"? Là người biết chủ trương Đổi mới của Đảng. Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc Đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, địa phương nào xoá được "quan liêu, bao cấp", địa phương nào biết Đổi mới thì kinh tế địa phương đó phát triển. Đất nước hơn 20 năm Đổi mới, dấu ấn "quan liêu, bao cấp" đang phai dần nhưng hiện nay có những địa phương vẫn còn quan liêu, phải tìm "người có tư duy Đổi mới". Nội dung đề tài nghiên cứu những chủ trương, biện pháp, hậu quả của chế độ "quan liêu, bao cấp", từ đó vận dụng và phát huy công cuộc Đổi mới hiện nay của Đảng đưa Việt Nam "Sánh vai cùng với cường quốc năm châu".

    I) BỐI CẢNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRƯỚC KHI DIỄN RA ĐỔI MỚI 19861.Tình hình trong nước:Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế.
    Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng .và bước đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN.
    Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bất cập của nó. Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng. Chính vì sự kéo dài cơ chế quản lý “quan liêu bao cấp” và duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, các cơ quan quản lý chưa được nhạy bén trước những chuyển biến kinh tế dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là hai cuộc đổi tiền năm 1975 ở miền Nam và 1978 trên toàn quốc làm xáo trộn trầm trọng nền kinh tế trong nước dẫn đến lạm phát tăng lên mức phi mã vào năm 1980.
    Đời sống của cán bộ, công nhân viên nhà nước chủ yếu xoay quanh các sợi dây rang buộc bao gồm: Lương bổng, tem, phiếu. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Hàng cung cấp, phân phối "mua như cướp, bán như cho". Sản xuất hợp tác xã ngày càng bộc lộ sự yếu kém của nó trong tình hình mới của đất nước. Hàng lậu tràn lan, tham nhũng quan liêu trở thành tệ nạn phổ biến thời bấy giờ.
    2.Tình Hình Thế Giới:Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới nhờ những tến bộ về mặt khoa học kỹ thuật. Xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hõan giữa các nước lớn, các nước ngày càng tiến gần lại với nhau để đàm phán hơn là chạy đua vũ trang.
    Trong khi đó tình hình kinh tế-xã hội ở các nước XHCN xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. Các nước công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng chậm dần. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, các quốc gia, khu vực trên thế giới đều đi tìm con đường điều chỉnh và cải cách kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...