Tiểu Luận Những chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay có những ưu điểm và phát huy tác dụng ra sao? Còn

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay có những ưu điểm và phát huy tác dụng ra sao? Còn những hạn chế gì và phương hướng khắc phục
    Bài làm
    Sinh viên là tầng lớp trí thức, là chất xám của xã hội. Chính sách xã hội dành cho sinh viên hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm đầu tư bao gồm nhiều dự án và hạng mục. Những hạng mục và dự án đó đã tác động không nhỏ đến quá trình học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa Ngoài những măt tích cực thì nó cũng có những mặt hạn chế. Để thấy rõ được điều đó thì ta sẽ xét một số chính sách sau đâ.
    Thứ nhất:Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên bao gồm 15 điều quy định về đối tượng, trách nhiệm và quyền lợi của đối tượng vay vốn. Chính sách này đã tác động tích cực đến đời sống của sinh viên. Những mặt tích cực đó thể hiện qua các mặt sau đây:
    Đời sống vật chất: Nguồn vốn của nhà nước thông qua chính sách vay vốn đến tay sinh viên đã góp phần trang trải đời sống, sinh hoạt.
    Điều kiện học tập. Nguồn vốn của chính phủ đã làm cho điều kiện học tập của sinh viên thay đổi theo hướng tích cực. Nếu không có nguồn vốn đó thì việc mua sách tham khảo, dụng cụ hoặc các dịch vụ học tập của sinh viên sẽ rất hạn chế. Khi có nguồn vốn đó sinh viên có điều kiện mua sắm dụng cụ học tập, sử dụng đầy đủ các dịch vụ học tập như học thêm, đi thực tế
    Làm cho sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về chế độ. Họ thấy rằng chế độ mà họ đang sống, học tập và rèn luyện là một chế độ trọng nhân tài. Họ cảm thấy được coi trọng do vậy họ tích cực phấn đấu và bảo vệ chế độ.
    Việc đầu tư của nhà nước đã làm cho đối tượng học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề được mở rộng, không hạn chế như những năm chưa có chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của nhà nước đối với sinh viên được đánh giá là chính sách thực thi nhất trong thời gian vừa qua. Nhờ chính sách này mà những con em dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có điều kiện sống thiếu thốn, kinh tế còn nhiều khó khăn được theo học ở những nơi có chất lượng đào tạo cao. Lịch sử cho thấy những triều đại phong kiến nào biết trọng hiền tài, chiều hiền đãi sỹ thì vững bền và phát triển, còn những triều đại nào không coi trọng việc này thì cũng sớm đi vào suy vong. Chính vì vậy mà mới có câu nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” nguyên khí đó có thịnh thì nước mới thịnh, nguyên khí suy thì thế nước cũng theo đó mà suy. Kế thừa kinh nghiệm đó nhà nước ta đã đầu tư vào giáo dục. Việc đầu tư đó là việc làm gián tiếp tạo động lực cho tổ quốc phát triển.
    Khi có vốn vay cua nhà nước, không phải chỉ có tác dụng giúp cho sinh viên có điều kiện học tập trước mắt tốt hơn mà nó còn có thể được dung vào việc đầu tư sản xuất tạo ra nguồn thu lâu dài để sinh viên có thể theo học. Ví dụ như có thể đầu tư vào chăn nuôi để tạo ra lợi nhuận
    Điều kiện vay vốn đơn giản do vậy nó mở rộng nhiều đối tượng. Đối với mỗi đối tượng thì áp dụng điều kiện vay vốn khác nhau. Điều kiện vay vốn có nhiều điểm rất linh hoạt. Ví dụ như: Đối tượng là sinh viên thì phải có người đứng vay là cha mẹ, và người này có trách nhiệm trả lãi và vốn gốc
     
Đang tải...