Thạc Sĩ Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang
    Mở đầu 1

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản
    xuất nông nghiệp trọng điểm
    4
    1.1. Khái niệm, những mối quan hệ chủ yếu và vai trò của chợ đầu
    mối nông sản 4
    1.1.1. Một số khái niệm và phân loại các chợ đầu mối nông sản 4
    1.1.2. Những mối quan hệ chủ yếu của chợ đầu mối nông sản 8
    1.1.3. Vai trò của chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp
    trọng điểm
    11
    1.2. Những tiêu chí cơ bản xác định chợ đầu mối nông sản 13
    1.2.1. Tiêu chí về qui mô và phạm vi quan hệ hàng hoá của chợ đầu mối
    nông sản
    13
    1.2.2. Tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật của chợ đầu mối nông sản 14
    1.2.3. Tiêu chí về lực lượng tham gia kinh doanh tại chợ đầu mối nông sản 14
    1.2.4. Tiêu chí về tổ chức cung ứng dịch vụ tại các chợ đầu mối nông sản 15
    1.2.5. Tiêu chí về tổ chức quản lý các chợ đầu mối nông sản 16
    1.3. Những cơ sở hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại
    các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    18
    1.3.1. Nhóm các điều kiện tự nhiên, xã hội 18
    1.3.2. Nhóm các điều kiện kinh tế – kỹ thuật 20
    1.3.3. Nhóm các điều kiện về quản lý chợ đầu mối 22
    1.4. Kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối ở một số nước 23
    1.4.1. Xu hướng phát triển chợ ở một số nước 23
    1.4.2. Kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối nông sản của Thái Lan 26
    1. 4.3. Một số bài học rút ra từ xu hướng phát triển chợ và kinh nghiệm
    phát triển chợ đầu mối nông sản
    30

    Chương 2: những vấn đề thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại
    các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    33
    2.1. Thực trạng quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông
    sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    33
    2.1.1. Những điều kiện cơ bản của các vùng sản xuất nông nghiệp trọng
    điểm ở nước ta hiện nay
    33
    2.1.2. Đặc điểm hình thành và phát triển các loại chợ đầu mối nông sản tại
    các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm từ 1996 đến nay
    40
    2.1.3. Thực trạng hoạt động của chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản
    xuất nông nghiệp trọng điểm
    46
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển chợ và chợ đầu
    mối nông sản ở nước ta hiện nay
    50
    2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở
    vật chất, kỹ thuật của chợ và chợ đầu mối nông sản
    51
    2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các đối tượng tham gia kinh
    doanh trên chợ và chợ đầu mối nông sản
    55
    2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước trong việc tổ chức cung ứng dịch vụ tại
    chợ và chợ đầu mối nông sản
    58
    2.2.4. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các hàng hoá nông sản lưu
    thông qua chợ và chợ đầu mối
    60
    2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và
    phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông
    nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay
    62
    2.3.1. Những yếu tố thuận lợi đối với quá trình hình thành và phát triển các
    chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    62
    2.3.2. Những yếu tố gây hạn chế đến quá trình hình thành và phát triển các
    chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    67
    Chương 3: chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các
    vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm đến 2010
    73
    3.1. Những định hướng hình thành và phát triển chợ đầu mối nông
    sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm đến 2010
    73
    3.1.1. Định hướng phát triển các loại chợ đầu mối nông sản tại các vùng
    sản xuất nông nghiệp trọng điểm đến 2010
    73
    3.1.2. Định hướng hình thành và phát triển các đối tượng tham gia phục vụ
    vào các kênh lưu thông hàng nông sản qua các chợ đầu mối
    75
    3.1.3. Định hướng hình thành và phát triển các thương nhân tham gia kinh
    doanh, tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối
    78
    3.1.4. Định hướng hình thành và phát triển cung ứng dịch vụ tại chợ đầu
    mối nông sản
    80
    3.1.5. Định hướng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
    chợ đầu mối nông sản
    82
    3.1.6. Định hướng tổ chức và quản lý các hoạt động của chợ đầu mối 85
    3.2. Các chính sách và giải pháp thúc đẩy quá trình hình thành và
    phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông
    nghiệp trọng điểm đến 2010
    87
    3.2.1. Các giải pháp thực hiện qui hoạch chợ đầu mối nông sản tại các
    vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
    87
    3.2.2. Các chính sách và giải pháp thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật
    chất, kỹ thuật tại các chợ đầu mối nông sản
    89
    3.2.3. Các chính sách và giải pháp tổ chức, quản lý các hoạt động tại các
    chợ đầu mối nông sản
    91
    3.2.4. Các chính sách và giải pháp quản lý các đối tượng tham gia kinh
    doanh tại các chợ đầu mối nông sản
    97
    3.2.5. Các chính sách và giải pháp hình thành và phát triển đối tượng tham
    gia vào kênh lưu thông của các chợ đầu mối nông sản
    99
    2.2.6. Các chính sách và giải pháp hình thành và phát triển phát triển kinh
    doanh dịch vụ tại chợ đầu mối nông sản
    101
    3.3. Các đề xuất kiến nghị 103
    3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 103
    3.3.2. Đối với các địa phương 107
    Kết luận 109
    Danh mục tài liệu tham khảo 110

    Mở đầu
    1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới vào cuối những năm
    80, sức sản xuất ở khu vực nông nghiệp và nông thôn được giải phóng, sản
    lượng và cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp không ngừng được tăng lên và mở
    rộng. Vấn đề tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đang trở thành chủ đề đáng
    quan tâm đối với Chính phủ và các cấp lãnh đạo địa phương nhằm giảm sức ép
    do tăng cung các mặt hàng nông sản và duy trì sự phát triển ổn định tại các
    vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Điều này không chỉ có vai trò quan
    trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, mà còn có ý nghĩa chính trị
    và xã hội sâu sắc. Vì vậy, trong nhiều năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện
    nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, việc
    đầu tư phát triển chợ nói chung và chợ đầu mối nói riêng được xem là cơ sở
    quan trọng để thúc đẩy và mở rộng tiêu thụ nông sản. Ngày 20/3/2003, Thủ
    tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 311/TTg, phê duyệt đề án về “tổ
    chức thị trường trong nước tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm
    2010”, trong đó cũng đề cập đến việc phát triển các loại hình và cấp độ chợ:
    chợ xã, cụm xã và chợ tập trung đầu mối.
    Thực tế, từ năm 1993 đến 2002 số lượng chợ trong cả nước đã tăng tới
    178%, riêng Đồng Nam Bộ tăng 231%, Đồng bằng sông Hồng tăng 203%,
    Tuy nhiên, công tác qui hoạch phát triển chợ của nhiều địa phương còn lúng
    túng, đặc biệt đối với các chợ đầu mối nông sản. Theo đánh giá chung, nhiều
    chợ đầu mối được đầu tư xây dựng rất tốn kém nhưng lại chưa phát huy được
    vai trò trong việc thu hút, tập trung nguồn hàng và mở rộng phạm vi tiêu thụ
    cho các sản phẩm nông nghiệp. Điều này do nguyên nhân chủ yếu là Nhà nước
    còn thiếu hệ thống các chính sách và giải pháp đồng bộ từ việc phê duyệt qui
    hoạch đến cơ chế quản lý và vận hành chung cho các chợ đầu mối. Ngày
    14/1/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển
    và quản lý chợ, nhưng Nghị định cũng chưa đưa ra các qui định riêng đối với
    loại chợ đầu mối.
    Mặc dù gần đây, Bộ Thương mại đã triển khai xây dựng thí điểm một số
    chợ đầu mối tiêu thụ cà phê ở Đắc Lắc, chợ gạo ở Cần Thơ, chợ nông sản (chủ
    yếu là lạc) ở Nghệ An . Tuy nhiên, các chợ thí điểm này vẫn đang trong giai
    đoạn giải phóng mặt bằng, bố trí vốn hoặc mới đang hoàn thành giai đoạn xây
    dựng cơ sở vật chất. Trong khi đó, những nội dung quan trọng của chợ đầu mối
    nông sản như việc xác định mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, các
    chính sách thu hút nguồn hàng, chính sách phát triển thương nhân, nhất là đội
    ngũ các “chủ vựa”, “đầu nậu” kinh doanh trên chợ và các chính sách hỗ trợ
    khác, Vì vậy, việc tìm ra những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình
    thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp
    trọng điểm đã và đang trở nên cấp thiết hơn.

    2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    ở Việt Nam, đã có những bài viết, những bài nghiên cứu lịch sử về quá
    trình hình thành và phát triển chợ trong nước. Trong nhiều năm gần đây, các
    địa phương cũng đã tiến hành các nghiên cứu triển khai qui hoạch và phát triển
    hệ thống chợ trong tỉnh, nhưng mới chỉ là các nghiên cứu triển khai qui hoạch
    chợ trong phạm vi của một tỉnh, chưa tập trung vào chợ đầu mối và mang tính
    vùng. Đồng thời, Bộ Thương mại cũng đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu
    có liên quan đến chợ đầu mối và vấn đề tiêu thụ nông sản như:
    Đề tài “Nghiên cứu các chợ đầu mối và trung tâm thương mại khu vực TP
    HCM”, mã số 97-78-062, thực hiện năm 1996;
    Đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá nhằm kích
    cầu ở thị trường nông thôn tăng sức mua”, mã số 2001-78-012, năm 2000;
    Đề tài “ Phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đồng Nam Bộ – Thực trạng
    và các giải pháp đổi mới phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
    Nam”, năm 2002.
    Nhìn chung, các nghiên cứu này, hoặc là mới chỉ tập trung vào chợ đầu
    mối tại TP HCM, hoặc là đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến vấn đề tiêu
    thụ nông sản mà chưa tập trung cụ thể vào tiêu thụ nông sản qua chợ nhất là
    qua chợ đầu mối. Với tình hình nghiên cứu trong nước, chúng tôi cho rằng,
    hiện vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và đồng bộ về quan hệ giữa chợ
    đầu mối với vấn đề tiêu thụ nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trong
    điểm, cũng như việc làm thế nào để hình thành và phát triển nó.
    ở nước ngoài: hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu,
    cũng như các nước đang phát triển và các nước trong khu vực như Thái Lan,
    Malaysia, Philippin chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng vẫn
    tồn tại và phát triển bên cạnh các loại hình thương nghiệp khác. Trong những
    năm vừa qua, nhiều đoàn cán bộ của Việt Nam cũng đã tiến hành chuyến khảo
    sát, nghiên cứu về chợ đầu mối nông sản ở nước ngoài, như Thái lan, Nhật
    bản, . Tuy nhiên, tính chất hoạt động của chợ không chỉ liên quan đến trình độ
    sản xuất, mà còn liên quan đến những đặc trưng văn hoá - xã hội của mỗi mỗi
    vùng và mỗi nước. Vì vậy, việc khảo cứu các nghiên cứu về chợ của các nước
    khác là cần thiết, nhưng để hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản ở
    nước ta không thể không xuất phát từ thực tiễn phát triển của hệ thống chợ
    Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Làm rõ vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển của chợ đầu mối
    nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trong điểm ở nước ta.
    - Đánh giá những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
    thực trạng phát triển chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông nghiệp
    trọng điểm.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và
    phát triển các chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp
    trọng điểm ở nước ta.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu: Các chợ đầu mối nông sản trong mối quan hệ với quá
    trình phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở
    Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: nghiên cứu các chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản
    xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta, bao gồm các vùng: Đồng bằng
    sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
    - Về thời gian: nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối
    nông sản ở Việt Nam, nhất là từ năm 1996 đến nay và triển vọng phát
    triển đến 2010.
    - Về nội dung: bao hàm các phương diện kinh tế - xã hội và tự nhiên,
    cũng như các chính sách và giải pháp có liên quan đến sự hình thành và
    phát triển chợ đầu mối nông sản tại vùng nông nghiệp trọng điểm.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sẽ được sử dụng như: Phương pháp
    tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát.
    6. Nội dung nghiên cứu: Đề tài được kết cấu thành 3 chương

    Chương I: Một số vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm

    Chương II: Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm

    Chương III: Các chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...