Tiến Sĩ Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1 Giới nghiên cứu phê bình văn học Nga nói về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp
    2.1.1 Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917
    2.1.2 Từ năm 1917 đến cuối thế kỉ XX
    2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhôp ở Việt Nam
    2.2.1 Việc giới thiệu sáng tác của Sêkhôp ở Việt Nam
    2.2.2 Giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam nói về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp
    3. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
    6. Cấu trúc luận án
    Chương 1: TỰ SỰ ĐỔI MỚI CỦA SÊKHÔP
    1.1 Quan điểm tự sự của Sêkhôp
    1.1.1 Truyền thống và cách tân. Giao lưu và đối thoại
    1.1.2 Hình thức cũ, hình thức mới
    1.1.3 Khám phá Sự thật đời thường
    1.2 Đổi mới cách kể chuyện
    1.2.1 Người kể chuyện. Từ tự sự chủ quan tới tự sự khách quan
    1.2.2 Biến cố và cốt truyện
    1.2.3 Từ giọng điệu hài hước tới giọng điệu hài hước - trữ tình
    1.3 Dòng chảy ngầm
    1.3.1 Vận dụng các biện pháp truyền thống
    1.3.2 Vận dụng nhạc điệu và các yếu tố của chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng
    Chương 2: NHÂN VẬT SÊKHÔP
    2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Sêkhôp
    2.1.1 Thế giới nhân vật của Sêkhôp
    2.1.2 Nhân vật trung tâm của Sêkhôp
    2.1.3 Nhân vật tích cực của Sêkhôp
    2.2 Phương pháp miêu tả tâm lý của Sêkhôp
    2.2.1 Đặc điểm phương pháp miêu tả tâm lý của Sêkhôp
    2.2.2 Độc thoại nội tâm trong truyện Sêkhôp
    2.2.3 Phong cảnh trong truyện Sêkhôp
    Chương 3: KHÔNG - THỜI GIAN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP
    3.1 Ý nghĩa của không - thời gian trong truyện
    3.2 Không gian nghệ thuật trong truyện Sêkhôp
    3.2.1 Không gian ước lệ
    3.2.2 Không gian sinh hoạt
    3.2.2.1 Không gian khép kín
    3.2.2.2 Không gian mở
    3.2.3 Không gian tâm lý
    3.3 Thời gian nghệ thuật trong truyện Sêkhôp
    3.3.1 Thời gian sinh hoạt
    3.3.2 Thời gian lịch sử
    3.3.3 Thời gian tâm lý
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1 A. Sêkhôp nói: “Tất cả những gì tôi viết sẽ bị quên đi sau 5-10 năm; nhưng những con đường do tôi khai phá sẽ còn nguyên vẹn và không bị xâm hại” [219,39]. Câu đầu tiên vừa là lời nói đùa, vừa thể hiện thái độ khiêm tốn của nhà văn bậc thầy. Câu thứ hai mang ý nghĩa rất sâu sắc và quan trọng. Sêkhôp coi mình là người khai phá ra những con đường mới và chính ở đây ông nhìn thấy đóng góp của mình đối với văn học. Vậy, những con đường mới đó là con đường nào? Đã hơn thế kỉ nay, giới nghiên cứu phê bình không chỉ ở nước Nga không ngừng nghiên cứu ông để nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện, chân xác hơn về con người, phong cách nghệ thuật của ông.
    1.2 Sáng tác của Sêkhôp được bạn đọc khắp năm châu yêu mến và đón nhận. Ông là một trong những tác giả cổ điển được đọc nhiều nhất thế kỉ XX. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim. Theo kết quả khảo sát của tạp chí Ogonek (Nga), Sêkhôp nằm trong số 10 tác gia văn học kinh điển của thế giới có các tác phẩm được đưa lên màn bạc và truyền hình nhiều nhất, với 287 lần, ngang bằng với số lần các tác phẩm được dựng phim của Charles Dickens và chỉ ít hơn William Shakespeare (Báo Văn nghệ, số 10, ngày 6/3/2010).
    1.3 Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩ đại này từ hơn nửa thế kỉ nay. Kể từ đó, Sêkhôp luôn là một trong những nhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với mỗi trái tim độc giả. Những sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào chương trình đại học và chương trình văn học lớp 11.
    1.4 Sáng tác nghệ thuật của Sêkhôp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Hệ thống thi pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ các nhà văn.
    1.5 Đánh giá cao đóng góp của Sêkhôp như một danh nhân văn hoá thế giới, UNESCO tuyên bố năm 2004 – năm kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn là “năm Sêkhôp”. Ngay từ tháng giêng năm 2004, ở Nga và nhiều nước trên thế giới, các cuộc hội thảo với quy mô lớn về cuộc đời và sáng tác của nhà văn được tổ chức. Đặc biệt, từ 25 đến 29/6/2004 tại Mêlikhôvơ đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Một thế kỉ sau Sêkhôp” với sự tham gia của hàng trăm nhà hoạt động văn học đến từ 17 nước, trong đó có nhiều chuyên gia về Sêkhôp như Truđacôp, Xukhich, Kataep, Gitôvich, . Trong báo cáo mở đầu Hội thảo với nhan đề “Sự cách tân thể loại”, giáo sư A. P. Truđacôp khẳng định: “Không phải bất cứ một nghệ sĩ lớn nào cũng có thể được gọi là nhà cách tân, mà chỉ có những người mà về họ chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng: sau nhà văn đó văn học trở nên hoàn toàn khác. 100 năm sau Sêkhôp cho thấy: ông chính là nhà văn như thế, người đã làm hay đổi bản đồ văn học không phải ở những tình tiết mà là một cách tổng thể” [204].
    1.6 Hiện nay vấn đề tự sự học ở Việt Nam rất được quan tâm. Nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật trong truyện Sêkhôp là góp thêm một ý kiến vào lĩnh vực nghiên cứu này.
    1.7 Tình hình nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Sêkhôp ở Nga và Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng với 544 truyện ngắn và truyện vừa (được in trong Toàn tập tác phẩm và thư từ gồm 30 tập, NXB Nauka, Maxcơva, 1974-1983) được thể hiện bởi phong cách kể chuyện bậc thầy thì còn nhiều bí mật nghệ thuật cần phải được khám phá và giải thích một cách khoa học.
    Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp với mục đích thử một cách tiếp cận sâu sắc, có tính hệ thống, để tìm hiểu, lý giải những đặc điểm của nghệ thuật viết truyện của Sêkhôp trên ba phương diện: tự sự đổi mới, nhân vật và không - thời gian.
     
Đang tải...