Tiểu Luận Những bước chuyển biến trong chính sách đối ngoại Việt Nam với các nước ASEAN trước và sau

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Những bước chuyển biến trong chính sách đối ngoại Việt Nam với các nước ASEAN trước và sau sự kiện Campuchia


    MỤC LỤC
    A. LỜI NÓI ĐẦU 2
    B. NỘI DUNG
    I. Giai đoạn 1975 - 1979
    1. Bối cảnh .4
    a. Tình hình thế giới 4
    b. Tình hình trong nước 4
    2. Chính sách của Việt Nam 5
    3. Đánh giá 6
    II. Giai đoạn 1979 - 1986
    1. Bối cảnh 6
    2. Chính sách của Việt Nam 8
    3. Đánh giá .9
    III. So sánh Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước ASEAN trong hai giai đoạn trên 9
    IV. Trả lời câu hỏi mở rộng 11
    1. Ngoài nước 11
    2. Trong nước 12
    a. Ý thức hệ 12
    b. Cơ sở hạ tầng 13
    C. KẾT LUẬN 14
    Đánh giá tinh thần tham gia của các thanh viên nhóm
    Tài liều tham khảo


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực bởi tính chất địa-chính trị của nó, đồng thời vì đó cũng là cơ hội để ta bắc cầu vào hội nhập thế giới. Vì vậy, quan hệ với ASEAN luôn là một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ta.
    Năm 2010 vừa qua là một cột mốc đáng ghi nhớ, đánh dấu 15 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, đồng thời cũng là năm Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. Trong chặng đường 15 năm đó, Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ và đã có nhiều đóng góp quan trọng tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của ASEAN trong bối cảnh thế giới với đầy những biến động phức tạp. Tuy nhiên, trước khi đạt được những thành tựu ấy, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã phải trải qua không ít những thăng trầm, sóng gió.
    Bài tiểu luận này chúng tôi sẽ đi sâu vào những chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước ASEAN trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986. Năm 1986 được đưa ra, bởi đó là năm đánh dấu bước ngoặt của của đối ngoại Việt Nam-năm đổi mới. Là năm Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới toàn diện cả đối nội lẫn đối ngoại, mở cửa, hội nhập với thế giới, được thể hiện ở Đại hội Đảng VI (12-1986). Chính vì như vậy mà Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế, khu vực đặc biệt là ASEAN. Vì vậy có thể nhìn nhận giai đoạn từ 1975-1986 là giai đoạn từ khi Việt Nam thống nhất cho tới khi có những đổi mới tư duy về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.
    Để phân tích, xem xét cụ thể hơn nữa những chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN từ 1975-1986, chúng tôi xin chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ, lấy năm 1979 làm cột mốc:
    ã 1975 - 1979: Mở rộng quan hệ
    ã 1979 - 1986: Đấu tranh chống bao vây, cô lập.
    Năm 1979 có thể coi là mốc quan trong quan hệ Việt Nam – ASEAN bởi đây là năm diễn ra nhiều biến động trong quan hệ đối ngoại của Việt nam.Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia khiến cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn này trở nên lạnh nhạt, đối đầu. ASEAN cho rằng Việt Nam đưa quân vào Capuchia là hành động xâm lược, và cùng nhiều nước khác tham gia vào chính sách bao vây, cô lập Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn thách thức trong quá trình gia nhập ASEAN của Việt Nam.
    Việc phân chia giai đoạn 1975-1986 dựa trên sự kiện Campuchia1979 như trên nhằm trả lời rõ hơn cho câu hỏi lớn mà chúng tôi đưa ra cho bài tiểu luận:
    “ Những bước chuyển biến trong chính sách đối ngoại Việt Nam với các nước ASEAN trước và sau sự kiện Campuchia”.

    Mở rộng hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, có một vấn đề chúng tôi luôn đặt câu hỏi, đó là, ngay từ những năm đầu sau thống nhất 1975, Việt Nam luôn có những chính sách mở rộng quan hệ với các nước ASEAN. Nhưng trong hơn 10 năm từ 1975 đến 1986, vẫn chưa thể gia nhập vào tổ chức này, nguyên nhân tại sao? Phải chăng có những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của ta vào giai đoạn này, dẫn đến những hạn chế, làm chậm bước tiến hội nhập khu vực của Việt Nam?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...