Tài liệu Những bộ luật cổ việt nam và một số giá trịđối với đương đại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG BỘ LUẬT CỔ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊĐỐI VỚI ĐƯƠNG ĐẠI

    1. Khái quát về những bộ luật cổ trong lịch sử Việt Nam


    Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong
    kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban
    hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các
    văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc Trong đó, các bộ luật: Hình
    thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (gòn gọi là bộ luật
    Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là
    những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế
    kỷ XI đến thế kỷ XIX).


    Theo các cứ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là bộ luật quốc
    gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Toàn thư chép: “năm 1042, Lý Thái
    Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp
    thành môn loại, biên rõ điều mục, làm thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho
    1
    người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện . Việc
    ban hành bộ luật Hình thưđược đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp
    ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc 2, nhưng nội dung của nó còn


    được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn
    thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú
    trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi
    chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và
    hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trịđối với những hành vi nguy hiểm cho xã
    hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế Theo
    đánh giá của các nhà nghiên cứu, bộ luật Hình thưđược ban hành để khẳng định quyền lợi,


    1 Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960): Lịch sử Chếđộ Phong kiến Việt Nam, Tập 1 , Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960, tr.


    269, 270
    2 Theo các tư liệu lịch sử, đầu thế kỷ XV, khi sang xâm chiếm Việt Nam, quân Minh đã tịch thu nhiều sách và văn bản


    quý của nước Đại Việt đểđưa về chính quốc. Trong sốđó có bản gốc của cả 2 bộ luật thời Lý và Thời Trần. địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụđểổn
    định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp .3


    Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp từ Thời Lý, nhà nước Việt Nam dưới thời Trần
    tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật. Từ năm 1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên
    ngôi, nhà Trần đã định các điều luật lệnh và tiếp tục bổ sung vào các năm 1230, 1244. Trên
    cơ sởđó, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu
    soạn ra bộQuốc triều hình luật (còn gọi là Hình thư) gồm một quyển để ban hành 4. Về nội


    dung, ngoài việc kế thừa những quy định có từ thời Lý, bộ luật Hình thư của thời Trần đã có
    những bổ sung và điều chỉnh nhất định, đặc biệt là những quy định về hình phạt, thủ tục tố
    tụng và chếđộ tư hữu đất đai, tài sản. Việc ban hành bộ Hình thư của nhà Trần cũng là dấu
    mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam.


    Bộ luật cổ quan trọng thứ ba trong lịch sử lập pháp Việt Nam là Quốc triều Hình luật
    5
    (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) , được ban hành dưới thời Lê Thánh tông năm 1483,
    trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các
    đời vua trước, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh. Căn cứ vào bản in
    chữ Hán hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội ( ký hiệu A.341), đã
    được Viện Sử học và Nhà xuất bản Pháp lý phối hợp dịch ra chữ quốc ngữ và ấn hành năm
    1991, thì bộ luật gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Về nội dung, ngoài những
    quy định chung, bộ luật đã dành từng chương để quy định các vấn đề cụ thể thuộc nhiều
    ngành luật (theo cách phân loại hiện nay) như: hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia
    đình, tố tụng Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước “ Quốc triều hình
    6
    luật là thành tựu có giá trịđặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam” . Được
    ban hành trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chếđộ phong kiến trung ương tập quyền,
    Quốc triều hình luật không chỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn
    7
    được các triều đại khác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII .


    Sau khi triều Lê suy yếu,Việt Nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài suốt 3 thế kỷ,
    cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm 1802. Để củng cố chếđộ phong kiến, bảo
    vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên
    ngôi, vua Gia Long đã lập tức sai quần thần biên soạn một bộ luật mới. Năm 1815, bộHoàng
    Việt Luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành. Theo bản dịch từ bản khắc in
    chữ Hán, Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Các điều luật được phân
    loại và sắp xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6 Bộ, gồm các nội dung chính
    như: quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại (lại luật); quy định về tội danh và
    hình phạt (hình luật); quy định về quản lý dân cư và đất đai (hộ luật); quy định về ngoại giao
    và nghi lễ cung đình (lễ luật); quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng (binh luật); quy


    3 Lịch sử Chếđộ Phong kiến Việt Nam, Tập 1, Sđd, tr 272, 273
    4 Lịch sử Chếđộ Phong kiến Việt Nam, Tập 1, Sđd, tr 361
    5 Đến thời Lê trung hưng, bộ luật này được ban hành lại, bổ sung thêm và đổi tên thành Lê triều hình luật
    6 Xem thêm: Lời nói đầu trong cuốn Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1991.
    7 Lịch sử chếđộ phong kiến Việt Nam, tập 2 , Sđd, tr 159


    2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...