Luận Văn Những biểu hiện tác động của quy luật mâu thuẫn trong nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Những biểu hiện tác động của quy luật mâu thuẫn trong nền KTTT ở VN hiện nay


    LỜI NÓI ĐẦU
    Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật, nó được coi là hạt nhân "của phép biện chứng". Vì nó chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi cái này thành cái khác, nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển vận động của bản thân sự vật, hiện tượng, đồng thời nó tác động tất cả quy luật và phạm trù của phép biện chứng.
    Trong các tác động mâu thuẫn thì tác động mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường với nhân cách con người trong nền kế toán hiện nay là một vấn đề quan tâm của Đảng của Nhà nước. Nhiều bài báo, cuộc họp đã bàn đến vấn đề bức xúc này. Vì vậy trong quá trình học tập và nghiên cứu về bộ môn Triết học. Mác, em được giao viết tiểu luận về đề tài "Những biểu hiện tác động của quy luật mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay"
    Thế kỷ 20 với nhiều biến đổi dữ dội đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế văn minh nhân lợi sắp kết thúc. Các nước đang chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỷ XXI. Thế kỷ công nghệ đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Khoa học công nghệ hiện đại không những tác động vào thế giới tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong đó có nhân cách con người.
    Tìm hiểu kinh tế thị trường với sự hình thành nhân cách con người mới ở nước ta hiện nay.
    Mục đích của đề tài: Nhằm tìm hiểu về đặc điểm của nền kinh tế thị trường đặc điểm nhân cách con người, qua đó thấy được những mặt tích cực, tiêu cực mà nền kinh tế đã đem lại cho nhân cách con người mới ở Việt Nam. Từ đó phát huy những mặt tích cực và đẩy lùi tiến tới xoá bỏ những mặt tiêu cực tồn tại trong đời sống, nhân cách con người mới ở Việt Nam hiện nay.
    Do thời gian có hạn, nên việc thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp và bổ sung, sửa chữa của thầy cô, cùng bạn đọc để bài viết này hoàn thành tốt hơn.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Kinh tế thị trường và sự hình thành phát triển nhân cách trong nền kinh tế văn minh mới của nhân loại có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, mọi chế độ kinh tế đều lấy hình ảnh nhất định về con người làm cơ sở. Theo đó con người cũng phải có một nhân cách thích ứng nhằm phục vụ lợi ích riêng cải tạo hoàn cảnh riêng trong những hoàn cảnh chung những lợi ích chung của cộng đồng.
    Do đó ta phải tìm hiểu nhân cách là gì? phải chăng nó được sinh ra từ cái thực tế phi vật chất hay là cái vốn có trong mỗi cá nhân, mỗi con người, là cái tựch thể sinh học hay cái thực thể xã hội của mỗi con người.
    Xã hội mới đang được xây dựng bằng những con người mới do lịch sử để lại. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà nổi bật là lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giầu lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nước, thì nhà dũng cảm chiến đấu bất khuất kiên cường có tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ nhưng do nhiều năm chiến tranh mà cho đến nay Việt Nam vẫn luôn thuộc loại những nước nghèo trên thế giới nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát còn ở mức cao lao động thất nghiệp đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
    Trong lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước có lịch sử 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (kể từ năm 1945). Trong mấy chục năm qua. Đảng ta đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực đào tạo, rèn luyện các thế hệ con người sống có lý tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế vô sản, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, một người vì mọi người và mọi người vì một người. Nhưng mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp với một nền kinh tế hiện vật phân phối theo chủ nghĩa bình quân đã làm cho nền kinh tế không có hiệu quả mà còn hình thành nên những con người thụ động, ỷ lại thiếu năng động và sáng tạo.
    Sáu năm qua chúng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế và xã hội và từng bước tiến lên. Những thành tựu mà chúng ta đạt được trong cuộc sống đổi mới là hình thành nên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Xoá bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liên bao cấp. Chính những thành tựu đo đang tạo ra những thành tựu đó đang tạo ra những điều kiện mới cho sự hình thành và vpt nhân cách con người.
    Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác. Đó là sự kế thừa cái cũ để hình thành cái mới. Có như vậy xã hội mới ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Thực chất của sự thay đổi này là sự thay đổi các hình thái kinh tế xã hội mà trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất của chế độ xã hội đó. Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng thay đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về chính trị, văn học, tôn giáo chính vì lẽ đó mà các nhà triết học và xã hội học trong từng thời đại lịch sử đã ra những quan điểm khác nhau để lý giải về "nhân cách".
    Triết học trước Mác: chủ nghĩa duy vật siêu hình coi nhân cách là sản phẩm thụ động của môi trường xã hội hoặc môi trường sinh vật. Chủ nghĩa duy tâm thì coi nhân cách vào cơ chế tâm lý sinh lý của con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin nhân cách con người được hiểu:
    - Là sự thể hiện cá nhân những sản phẩm chất có ý nghĩa xã hội của con người.
    - Là hình thức tồn tại của những quan hệ xã hội được thể hiện dưới dạng cá nhân.
    - Là thước đo tính xã hội của con người
     
Đang tải...