Luận Văn Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - Phú Thọ trong gia

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    Con người từ khi xuất hiện và tiến hoá trở thành xã hội loài người trải qua biết bao thay đổi. Từ cuộc sống bầy đàn đến các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho đến khi con người phát hiện ra năng lượng gió và nước diễn ra với bao kỳ tích. Nhưng đến thế kỷ XV - XVI và đầu thế kỷ XVII nhân loại đã ghi nhận những thành tựu to lớn của những con người tài năng và thiên tài. Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - giai đoạn rạng rỡ thời Phục Hưng sau những đêm dài trung cổ. Tên tuổi của các nhà bác học lừng danh sáng mãi trong lịch sử loài người như: Lêônađvinxi, Pecma, Côpecnic, Galilê, Niutơn . đến cuối thế kỷ XVIII nhiều tài năng mới lại xuất hiện và được ghi nhận như: Anhxtanh, PeriQuiri, Eđixơn, Menđen, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này có sự đóng góp rất tích cực và hiệu quả với tốc độ rất lớn của những người có tài. Họ đã trở thành động lực tiên phong thúc đẩy tốc độ phát triển của xã hội. Chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn có nền công nghiệp tiến bộ, muốn đất nước phồn vinh thì phải xác định cho mình chiến lược "Nhân tài".

    Lịch sử nước ta, ở mọi thời kỳ phát triển đất nước đều xuất hiện người tài giỏi mà không riêng chỉ ở dân tộc hay địa điểm nào. Trang sử vẻ vang của dân tộc còn ghi dấu ấn của người tài đất Việt như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, . Đặc biệt ở những thập niên gần đây, cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của "Nhân tài". Đó chính là nguồn nhân lực quý báu của đất nước, động lực phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Điều này đã được ghi trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII: “Dân trí, nhân lực, nhân tài là ba mục tiêu phát triển chiến lược giáo dục” hay: “Con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”. Từ những năm 90 vấn đề người tài (phát hiện và bồi dưỡng) đã được đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học giáo dục tầm cỡ quốc gia và đã được ghi trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước chuyển mạnh trong chính sách "Nhân tài" của Đảng ta. Đến Nghị quyết TW2 khoá VIII chiến lược phát triển con người đã được cụ thể hơn, giáo dục được coi là "Quốc sách hàng đầu". Công tác giáo dục không chỉ nhằm cung cấp tri thức phát triển nhân cách cho học sinh mà còn có nhiệm vụ phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển công tác bồi dưỡng nhân tài ở các bậc học cũng có sự xoay vần, thay đổi. Trong tình hình mới hiện nay từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII ngày 14/01/1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì giáo dục THCS cũng chuyển hướng, với nội dung: “hình thành từng bước các trường trọng điểm chất lượng cao trong các ngành học, bậc học” (trang 62) .Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thay đổi, chuyển hướng thế nào, hoạt động ra sao? là vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm.

    Cùng với sự chuyển mình của giáo dục và đào tạo trong cả nước, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục. Hàng loạt các trường học được sửa sang và xây mới, nhiều trường tiểu học, THCS, PTTH đã phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt. Những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã có học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ở bậc Trung học.

    Với trường THCS Đào Xá- Thanh Thuỷ- Phú Thọ, hiện tôi đang công tác thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm gần đây được chú trọng đầu tư về mọi mặt. Nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục vì vậy phong trào thi đua học giỏi không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn lan rộng khắp địa phương. Nhận thức của phụ huynh học sinh đã tiến bộ, họ sẵn sàng đầu tư về thời gian, kinh tế và các điều kiện khác để con em mình vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, là một địa phương thuần nông, kinh tế còn có nhiều khó khăn, phong trào giáo dục mới được chú trọng và phát triển từ những năm chín mươi trở lại đây nên còn rất nhiều những yếu kém và bất cập.

    Chính những lý do nêu ở trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - Phú Thọ trong giai đoạn mới”. Mong muốn đề tài như một ý kiến nhỏ góp phần thiết thực trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS hiện nay.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Đề tài đóng góp những biện pháp có tính khả thi về công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá .

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    3.1. Nghiên cứu những cơ sở khoa học về tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

    3.2. Phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS Đào Xá - Thanh Thuỷ - Phú Thọ

    3.3. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá - Thanh Thuỷ - Phú Thọ .

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    4.1. Khách thể

    Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng trường THCS Đào Xá- Thanh Thuỷ - Phú Thọ

    4.2. Đối tượng

    Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - Phú Thọ

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Nghiên cứu tài liệu.

    - Các Văn kiện của Đảng.

    - Phương pháp phân tích tổng hợp.

    5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra.

    - Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm quản lý giáo dục.

    - Phương pháp quan sát.

    5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

    - Phương pháp thống kê.

    - Phương pháp toán học.

    6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu “Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - Phú Thọ”

    7. Cấu trúc của đề tài

    Đề tài gồm 3 phần:

    * Phần mở đầu.

    * Phần nội dung: gồm 3 chương

    + Chương I: Cơ sở khoa học của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

    + Chương II: Thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá- Thanh Thuỷ - Phú Thọ.

    + Chương III: những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ -Phú Thọ trong giai đoạn mới.

    * Phần kết luận - Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...