Luận Văn Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh kontum trong giai đoạn hi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

    Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, mọi quốc gia trên thế giới đang đứng trước những cơ hội và thách thức chủ yếu:

    - Khoa học - công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức.

    - Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc.

    Những đặc trưng mang tính khách quan nêu trên đã tác động và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục. Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệm mới về mẫu hình nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội trong bối cảnh chung nói trên. Nhưng vì giáo dục lại là yếu tố cơ bản để phát triển con người, tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH, cho nên cũng vì các yêu cầu mới về nguồn nhân lực xã hội đã dẫn đến sự tất yếu phải đổi mới về giáo dục và quản lý giáo dục.

    Xét về bản thân hoạt động giáo dục, thì nguồn nhân lực giáo dục nói chung và trong đó đội ngũ nhà giáo lại là một trong các nhân tố đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục. Nói cách khác, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục.

    Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục”; tiếp đó ngày 11/ 01/ 2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010. Như vậy, nâng cao chất lượng nhà giáo là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng không ít khó khăn đối với các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Một trong các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này.

    Trong HTGDQD Việt Nam,Giáo dục tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống. Nó đóng vai trò "nền tảng" nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con ngư¬ời, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [29, tr. 21]. Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, của nhiều lực lượng , trong đó đội ngũ GVTH “giữ vai trò quyết định”. Vì vậy, công tác bồi dưỡng GVTH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa hơn.

    KonTum là một tỉnh miền núi, nằm ở cực bắc Tây nguyên, KT-XH của Tỉnh chậm phát triển. Chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học của Tỉnh còn chưa cao. Đội ngũ GVTH của Tỉnh không đồng đều về trình độ chính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Điều đó đã đặt ra những vấn đề hết sức khó khăn trong việc nâng cao chất l¬ượng GDTH. Bởi vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ này là một yêu cầu cấp bách và hết sức nặng nề trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

    Trong những năm gần đây, Dự án Phát triển GVTH của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nghiên cứu đề xuất chuẩn đội ngũ GVTH và các biện pháp nhằm thực hiện các chuẩn đó. Đây có thể xem như cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH; Đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này đối với sự nghiệp phát triển GDTH của tỉnh Kon Tum.

    Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh KonTum trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khoá học.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

    Đề xuất những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác bồi dư¬ỡng đội ngũ giáo viên ở tỉnh Kon Tum, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH, đặng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯ¬ỢNG NGHIÊN CỨU.

    3.1. Khách thể nghiên cứu.

    Công tác bồi dư¬ỡng ĐNGV các tr¬ường tiểu học của tỉnh KonTum trước yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

    3.2. Đối t¬ượng nghiên cứu:

    Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác bồi dư¬ỡng GVTH ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay.

    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi d¬ưỡng ĐNGV các trư¬ờng tiểu học.

    4.2. Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dư¬ỡng ĐNGV các tr¬ường tiểu học tỉnh KonTum trong khoảng 3-5 năm gần đây.

    4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng đối với công tác bồi dư¬ỡng đội ngũ GVTH trong tỉnh KonTum.

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

    Hiện nay đội ngũ GVTH ở tỉnh KonTum tuy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực hiện quá trình giáo dục; như¬ng đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay của tỉnh KonTum thì chất lượng của đội ngũ này còn nhiều bất cập.

    Nếu đề xuất đ¬ược những biện pháp quản lý hoạt động bồi d¬ưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục của KonTum thì sẽ nâng cao đư¬ợc chất l¬ượng đội ngũ GVTH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH.

    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    - Khảo sát công tác bồi dư¬ỡng ĐNGV của Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh KonTum từ năm học dến năm học.

    - Nghiên cứu biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH của Hiệu trư¬ởng các trường tiểu học tỉnh KonTum từ năm đến nay.

    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong nghiên cứu đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.

    Bằng việc nghiên cứu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục về đường lối, chính sách phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục tiểu học nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay; đồng thời nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, , . phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra các cơ sở lý luận chủ yếu về hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH.

    7.2. Nhóm các ph¬ương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    Bằng việc người nghiên cứu quan sát (tiếp cận và xem xét hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học), khảo sát (xây dựng các tiêu chí và hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc, nội dung chủ định của người nghiên cứu để xin ý kiến của các đối tượng điều tra), xin ý kiến chuyên gia (bằng các phiếu hỏi); nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ GVTH, thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH tỉnh KonTum; đồng thời xem xét mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý.

    7.3. Nhóm các phư¬ơng pháp hỗ trợ khác.

    Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhóm phương pháp này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, , .).

    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương sau:

    - Chư¬ơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; 30 trang, từ trang 6 đến trang 35.

    - Ch¬ương 2: Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dư¬ỡng đội ngũ giáo viên các trư¬ờng tiểu học tỉnh KonTum; 37 trang, từ trang 36 đến trang 72.

    - Chương 3: Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi d¬ưỡng đội ngũ giáo viên các trư¬ờng tiểu học tỉnh KonTum; . trang, từ trang . đến trang .

    Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...