Luận Văn Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức hoạt động của Nhà văn hoá Học sinh - Sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
    Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền tảng và sức mạnh ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình.
    Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân ta đã vùng dậy khởi nghĩa, tiến hành kháng chiến kiến quốc, đánh thắng các đế quốc xâm lược và các thế lực phản động, giành độc lập dân tộc, thu non sống về một mối, đi lên con đường XHCN, xây dựng được những cơ sở ban đầu của CNXH, tiếp tục củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc.
    Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường hội nhập, phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt văn hoá ở vị trí vô cùng quan trọng Nghị quyết Đại hội VII của Đảng ta đã khẳng định "văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy bước phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của CNXH.
    Một xã hội tiến bộ trong thời đại ngày nay, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau. Tổng giám đốc UNESCO đã phát biểu nhân phát động thập kỷ quốc tế về văn hoá (1988 - 1997). "Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của đất nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.
    Trên thực tế, những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nhất là từ năm 90 nền kinh tế của ta chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế song song với phát triển văn hoá. Vì vậy vấn đề đặt ra cho công tác văn hoá phải tổ chức quản lý và hoạt động sao cho có hiệu quả, đi đúng đường lối của Đảng xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trước những vấn đề xã hội đặt ra vô cùng lớn lao đối với văn hoá, nền văn hoá đã và đang cần phải vươn tới để thực sự là một điểm sáng trong tổng thể văn hoá.
    Với những điều tiếp thu từ sự giảng dạy của các thầy cô trong trường Đại học văn hoá và qua thực tế 1 tháng rưỡi thực tập tại Nhà văn hoá Học sinh - sinh viên Hà Nội, em xin mạnh dạn trình bày đề tài: "Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức hoạt động của Nhà văn hoá Học sinh - Sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay".
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
    I. Xây dựng, phát triển thiết chế nhà văn - Một nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
    II. Thực trạng hoạt động của nhà văn hoá học sinh - sinh viên Hà Nội trong những năm qua.
    III. Những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức hoạt động của nhà văn hoá học sinh - sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...