Luận Văn Những biện pháp nhằm hoàn thiện việc sản xuất gạo ở Việt Nam sang Một số nước ASIAN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những biện pháp nhằm hoàn thiện việc sản xuất gạo ở VN sang Một số nước ASIAN


    LỜI MỞ ĐẦU
    Gạo là lương thực quan trọng, là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống. Việt Nam với số dân 80% là nông nghiệp, lúa gạo là cây trồng chính của Việt Nam, 15 năm đổi mới (1986-2000) sản xuất tăng trưởng liên tục. từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là một sự kiện đặc biệt và đánh dấu sự vươn lên của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta, trước đây Việt Nam luôn phải nhập khẩu gạo,thiếu lương thực nhưng nhờ có đường lối chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước đã đổi mới được nền kinh tế nước nhà. Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới nổi lên những khuôn mặt quen thuộc và được phân thành hai nhóm, nhóm các nước nhập khẩu như :Inđônexia, philippin và nhóm các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.
    Lượng xuất khẩu gạo của ta đã đạt trên 30 triệu tấn, chừng mực nào đó có thể nói gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. vị trí đó đang được từng bước củng cố, tuy nhiên cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa hình thành được một chiến lựợc xuất khẩu gạo mang tính ổn định lâu dài. để góp phần định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu gạo thì việc phân tích đánh giá những mặt mạnh và yếu kém trong xuất khẩu Việt Nam để đưa ra những giải pháp giúp cho xuất khẩu gạo nước ta ngày càng vững mạnh và đem lại hiệu quả cao. Do đó qua bài viết này em xin đựơc viết về đề tài “những biện pháp nhằm hoàn thiện việc sản xuất gạo ở Việt Nam sang một số nước ASIAN”

    PHẦN NỘI DUNG
    I. Khái quát về việc xuất khẩu và thị trường ASIAN.
    1. Khái niệm xuất khẩu.
    Xuất khẩu(export): Là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống mua bán ở đây có nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát mua bán qua trung gian chiếm tỉ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ hàng hoá phải chuyển qua biên giới cửa khẩu của các quốc gia, phải tuân theo tập quán và thông lệ quốc tế cũng như địa phương. Hoạt động sản xuất diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong tất cả các lĩnh Vì vậy vai trò của xuất khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Như tạo nguồn vốn chủ yếucho nhập khẩu phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền kinh tế XHCN cải thiện đời sống nhân dân.
    2. Vài nét khái quát về thị trường ASEAN
    2.1. Một số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam
    Hiện nay gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 80 nước trên thế giới trong đó có ASEAN là một thị trường mà gạo Việt Nam xuất sang với tỉ trọng khá cao, đặc biệt là Philippin, Indonexia, ThaiLan , Malayxia Là một trong những nước nhập khẩu gạo của Việt nam với tỉ lệ đáng kể.
    Indonexia làmột trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trước tình hình dân số thế giớităng lên mà diện tích do đó đòi hỏi nhập khẩu gạo phục vụ cho sinh hoạt đồng thời cũng là khách hàng chính của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt nam cho rằng triển vọng giá gạo của Việt nam sẽ tuỳ thuộc một phần khong nhỏ khả năng nhập khẩu của Indonexia trong thời gian tới.
    Philippin cũng là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam chính phủ nước này cho phép lĩnh vực tư nhân nhập khẩu gạo với hy vọng điều này đảm bảo sẽ góp phần và đảm bảo đủ cung cấp lương thực cho người dân trong nước.và hạn chế nhập lậu. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường gạo của Philippin ngày một tốt hơn giúp tăng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu gạo.
    3.1. Thị trường.
    Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khoảng 80 nước trong đó Châu á, Châu Phi là thị trường chính. Trên thực tế thì gạo Việt Nam mới nhập vào thị trường, chưa có nhiều bạn hàng đặc biệt là thị trường truyền thống.
     
Đang tải...