Tiểu Luận Những biện pháp khắc phục các sai lầm của học sinh khi học một số bài số học 6.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
    Toán học là môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao, những sai lầm của học sinh trong quá trình học tập dù lớn hay nhỏ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học của các em ở hiện tại cũng như về sau này bởi chương trình toán học có mối quan hệ chặt chẽ , lô gíc với nhau giữa các mục, các bài, các chương và các lớp.
    Trong quá trình học toán, học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thức nên thường dẫn đến sai lầm khi làm bài tập.
    Học sinh bị mắc sai lầm là điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Nếu trong quá trình dạy học toán, ta có thể dự đoán và đưa ra những tình huống sai lầm mà học sinh dễ mắc phải, chỉ rõ và phân tích cho các em thấy được chỗ sai lầm, điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được sai lầm mà còn hiểu kĩ hơn bài mình đang học. Chính vì thế tôi đã lựa chọn viết thành đề tài : “ Những biện pháp khắc phục các sai lầm của học sinh khi học một số bài số học 6’’ , nhằm giúp học sinh khắc sâu hơn các kiến thức trọng tâm và dần tránh được những sai lầm dù là nhỏ nhất khi giải các bài tập số học 6. Đây là những kinh nghiệm ít ỏi qua quá trình giảng dạy môn toán lớp 6, tôi mạnh dạn xin nêu ra đây để được cùng trao đổi với quý đồng nghiệp và xin ghi nhận mọi sự đóng góp ý kiến để tôi tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” của mình.
    2. Phạm vi triển khai thực hiện: Bộ môn Toán ở trường THCS xã Hiệp Tùng.
    3. Mô tả sáng kiến:
    Để khắc phục được tối đa các sai lầm, thiếu sót của học sinh, người giáo viên cần :
    Đối với mỗi bài học, tiết học nếu có những sai lầm thường xảy ra thì giáo viên cần đưa vào ngay tiết dạy để chỉ rõ cho học sinh biết trước những lỗi sai đó.
    Mỗi sai lầm đưa ra giáo viên còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục giải quyết những sai lầm để học sinh rút kinh nghiệm và hiểu thêm bài học.
    Sau đây tôi xin đưa ra một số sai lầm học sinh còn hay mắc phải cũng như nguyên nhân và biện pháp khắc phục nó.
    3.1) Trong bài: “Phép cộng và phép nhân”
    -Sai lầm có thể xảy ra khi học sinh áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: Khi HS làm dạng bài tập 5.(2+3)
    HS thường thực hiện 5.(2+3) = 5 .2 =10
    = 5 . 3 = 15
    = 10 + 15 = 25
    -Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
    Do học sinh chưa nắm vững tính chất, không hiểu được 5.(2+3) không thể bằng (5.2) mà học sinh chỉ lấy số 5 nhân với từng số hạng của tổng,rồi cộng các kết quả lại.Ở đây giáo viên chỉ cần đưa tình huống như ví dụ cho học sinh so sánh 5.(2+3) với tích 5.2.Rồi từ đó xác định 5(2+3) không thể bằng với (5.2) và khẳng định cách làm trên là sai và cách làm đúng sẽ là : 5.(2+3) = 5.2+5.3 = 10 + 15 = 25
    3.2) Trong bài: “Phép trừ và phép chia
    -Học sinh thường mắc sai lầm khi giải bài tập tìm x sau:
    5x – 36 : 18 = 13
    5x – 36 = 13 . 18
    5x – 36 = 234
    5x = 234 + 36
    x = 270 : 5
    x = 54
    -Nguyên nhân sai lầm: Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị chia nên dẫn đến sai lầm.
    -Biện pháp khắc phục:
    Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài:
    5x -36 : 18 = 13 và (5x-36):18 = 13
    Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài .
    GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh.
    5x – 36 : 18 = 13 (5x-36):18 = 13
    5x – 2 = 13 5x – 36 = 13 . 18
    5x = 13 + 2 5x – 36 = 234
    x = 15 : 5 5x = 234 + 36
    x = 3 x = 270 : 5
    x = 54
    Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài,giữa hai kết quả và kết hợp chỉ ra cho học sinh thấy sai lầm trên để học sinh rút kinh nghiệm.
    3.3) Trong bài: “Số nguyên tố,hợp số,bảng số nguyên tố
    -Dạng bài tập HS dễ sai lầm là:
    Xét xem hiệu 13.7.9.11-2.3.4.7 là số nguyên tố hay hợp số ?
    HS sẽ xác định hiệu chia hết cho 7 và đi đến kết luận hiệu là hợp số.
    -Nguyên nhân sai lầm:
    HS chứng minh hiệu chia hết cho 7 nhưng không biết rằng hiệu đó có bằng 7 hay không nên dẫn đến sai lầm là thiếu một điều kiện là hiệu phải lớn hơn 7.
    -Biện pháp khắc phục:
    Để khắc phục được trường hợp này giáo viên đưa ra một bài tập sau:
    Xét xem hiệu 2 . 6 . 5 – 29 . 2 là số nguyên tố hay hợp số ?
    Khi HS xác định được hiệu chia hết cho 2,giáo viên yêu cầu HS thử tính xem hiệu trên bằng bao nhiêu ?
    Rồi từ đó đi đến kết luận hiệu chia hết cho 2 nhưng hiệu đó bằng 2 nên hiệu là số nguyên tố.
    Từ đó giáo viên cho HS rút kinh nghiệm sai lầm như bài tập trên.
    3.4) Trong bài: “Quy tắc dấu ngoặc
    Quy tắc dấu ngoặc không khó đối với HS nhưng khi làm bài HS rất hay bị nhầm lẫn.Đặc biệt trong trường hợp khi có dấu trừ đứng trước dấu ngoặc.
    -HS thường mắc sai lầm khi làm dạng bài tập:
    Bỏ dấu ngoặc rồi tính : (27+65)-(84 +27 + 65)
    HS sẽ thực hiện (27+65)-( 84 + 27 + 65)
    = 27 + 65 + 84 - 27 - 65
    = (27 – 27) + (65 – 65) + 84
    = 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...