Thạc Sĩ Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông​
    Information

    MS: LVHH-PPDH003
    SỐ TRANG: 190
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học – kĩ thuật và
    công nghệ. Nhờ khối óc thông minh cùng đôi bàn tay khéo léo, con người
    không những chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên mà còn cải tạo nó để phục vụ
    nhu cầu phát triển vô tận của mình. Ở thời đại mới này, giáo dục ngày một
    phát triển lớn mạnh hơn để có thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ
    cho xã hội. Trong “Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các em
    học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2007”, bộ trưởng Bộ
    Giáo dục và Đào tạo _ PGS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã nhắn nhủ: “Trong thế
    kỷ 21 của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, của xã hội thông tin và kinh tế tri
    thức, thời gian là tài nguyên vô giá, không tái tạo được Hãy làm sao mỗi
    giờ các em tới trường là một giờ khám phá, nhận thức được nhanh, sâu sắc
    thế giới tự nhiên, cuộc sống văn hóa, lịch sử dân tộc và nhân loại”. Để có
    được những giờ học lý thú như vậy, người giáo viên không những cung cấp
    cho học sinh kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà cần phải giúp các em
    tìm được hứng thú trong việc học tập. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những
    điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình.
    Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng
    trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Kho
    tàng kiến thức hóa học vô cùng to lớn và ngày càng được mở rộng cùng sự
    phát triển của nhân loại. Vì thế, nhiệm vụ của mỗi giáo viên hóa học càng
    nặng nề hơn khi gánh trên vai trọng trách: “trồng người” đáp ứng nhu cầu của
    xã hội. Thời gian trên lớp thì có hạn trong khi kiến thức hóa học của nhân loại
    là vô hạn. Giáo viên không thể cung cấp hết cho học sinh được. Việc gây 2
    hứng thú cho các em về môn hóa học để chúng có thể tự tìm hiểu, bổ sung
    kiến thức là thực sự cần thiết.
    Hiện nay, các tài liệu về hứng thú trong dạy học hóa học còn ít cập
    nhật. Giáo viên, sinh viên thường sử dụng những tài liệu cũ hoặc tái bản để
    làm tư liệu. Gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên,
    những công trình này vẫn còn quá ít và chưa đầy đủ. Vì thế, việc nghiên cứu
    về hứng thú học tập bộ môn hóa học rất cần được quan tâm.
    Với những lý do trên, tôi chọn “Những biện pháp gây hứng thú
    trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” là đề tài nghiên cứu cho luận
    văn thạc sĩ của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm những biện pháp gây hứng thú
    giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.

    3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất và các quy luật của việc
    gây hứng thú trong dạy học hóa học.
    - Nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học.
    - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những
    biện pháp và rút ra các bài học kinh nghiệm.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
    - Đối tượng nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập môn hóa học ở
    trường phổ thông.

    5. Phạm vi nghiên cứu
    Trong luận văn tập trung nghiên cứu 3 biện pháp gây hứng thú trong
    dạy học hóa học ở trường phổ thông: 3
    - Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy.
    - Gây hứng thú bằng thơ về hóa học.
    - Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ của hóa học.

    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu giáo viên nắm vững cơ sở lý luận và có những biện pháp thích
    hợp, khả thi thì sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn hóa học
    hơn và nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông.

    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các vấn đề lý luận được
    trình bày trong sách, báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: xây dựng và phát phiếu
    thăm dò ý kiến học sinh về vấn đề hứng thú học tập môn hóa học.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: xác định nội dung, kiến thức về
    những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học để thực nghiệm ở
    chương trình lớp 10. Sau đó, xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán
    học.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên những số liệu thu được,
    phân tích và tổng hợp để tìm ra hiệu quả của những biện pháp gây hứng thú
    trong dạy học hóa học.
    - Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến của các giảng viên khoa Hóa và
    khoa Tâm lý – Giáo dục cũng như giáo viên hóa học ở trường phổ thông.
    - Phương pháp xử lí thông tin: dùng phương pháp thống kê, xử lý số
    liệu thu được từ phiếu thăm dò ý kiến và kết quả kiểm tra tại các lớp thực
    nghiệm và đối chứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...